Sản phẩm du lịch xanh trong khu phố cổ Hà Nội đem lại hiệu quả thiết thực và thân thiện với môi trường
Nhân ngày Đô thị Việt Nam, Bộ Xây dựng và Diễn đàn Đô thị Việt Nam đã phối hợp tổ chức hội nghị "Đô thị Việt Nam thân thiện môi trường - phát triển bền vững".
Hội nghị là dịp để phát động phong trào gìn giữ đô thị Việt Nam thân thiện môi trường - phát triển bền vững; kết nối các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ đầu tư vào các công trình nâng cấp đô thị quốc gia và là cơ hội để những người quan tâm đến vấn đề đô thị, các nhà quản lý cấp T.Ư đến địa phương trao đổi về các vấn đề liên quan đến quản lý, phát triển đô thị.
Tăng nhanh về lượng, chuyển đổi về chất
Những năm vừa qua, với sự nỗ lực của các cấp lãnh đạo và nhân dân các đô thị, công tác quy hoạch và phát triển đô thị đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhiều thể chế, chính sách, định hướng, chiến lược, đồ án quan trọng về quy hoạch và phát triển đô thị như Luật Quy hoạch đô thị, Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia, Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng TP Hồ Chí Minh... đã được phê duyệt và triển khai thực hiện; hàng loạt đô thị được nâng cấp, cùng với các dự án phát triển đô thị được triển khai rộng khắp các tỉnh, thành trên cả nước, đã giúp cho diện mạo đô thị ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại, khu vực đô thị thường xuyên đóng góp khoảng gần 70% tổng GDP quốc gia.
Hưởng ứng Ngày Đô thị Việt Nam, mỗi cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, cơ quan, tổ chức, mỗi công dân đô thị cần nêu cao ý thức trách nhiệm, có những hành động cụ thể, thiết thực vì mục tiêu chung là chăm lo cho sự nghiệp phát triển đô thị, góp phần tạo lập nên các đô thị Việt Nam giàu bản sắc, hiện đại, năng động và sẵn sàng hội nhập, đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của xã hội, của người dân, tạo nên môi trường sống đô thị ngày càng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đóng góp mạnh mẽ hơn nữa cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước. Ông Trịnh Đình Dũng Bộ trưởng Bộ Xây dựng |
Trong những năm qua, đô thị Việt
Cùng "nhịp đập" với sự phát triển của số lượng các đô thị, giao thông liên vùng, liên đô thị và nội đô đã được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp. Chất lượng phục vụ của giao thông công cộng tại các đô thị ngày càng tốt hơn. Hệ thống tàu điện ngầm và tuyến đường sắt trên cao đã bắt đầu triển khai thực hiện tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.
Cần những giải pháp đột phá
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được của công tác phát triển đô thị, trong thời gian qua, hệ thống đô thị Việt Nam còn tồn tại một số vấn đề như tốc độ tăng trưởng và đô thị hóa cao tại các đô thị đã dẫn đến sự mất cân đối trong khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị. Mạng lưới giao thông tại các đô thị lớn chưa đủ khả năng phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển. Tỷ lệ đất dành cho giao thông đô thị còn thấp, chưa đến 13% đất xây dựng đô thị (trong khi tỷ lệ yêu cầu từ 20 - 25%), tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh dưới 1% đất xây dựng đô thị (trong khi tỷ lệ yêu cầu từ 3 - 3,5%). Đặc biệt, vấn đề môi trường đô thị chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nhiều đô thị chưa quan tâm đến khí thải và tiếng ồn trong đô thị.
Bà Phan Thị Mỹ Linh, Cục trưởng Cục Phát triển đô thị - Bộ Xây dựng đánh giá, công tác quản lý đô thị hiện còn chưa theo kịp thực tiễn phát triển. Khả năng dự báo của công tác quy hoạch chưa đáp ứng xu thế phát triển đô thị. Phát triển các khu đô thị mới chưa xuất phát từ quy hoạch, kế hoạch. Kết nối hạ tầng giữa các khu đô thị chưa được quan tâm, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội triển khai chậm, thiếu đồng bộ, công tác quản lý môi trường đô thị chưa chặt chẽ. Tình trạng lãng phí đất đai trong các đô thị chưa được khắc phục, hiệu quả đầu tư xây dựng còn thấp ảnh hưởng đến phát triển bền vững và diện mạo đô thị.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho biết, theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị quốc gia, đến năm 2015, tỷ lệ đô thị hoá của nước ta đạt khoảng 38%, cả nước sẽ có khoảng trên 870 đô thị các loại, tăng khoảng 125 đô thị so với hiện nay, với yêu cầu phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại, bền vững, trong bối cảnh Việt Nam đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề của suy thoái kinh tế thế giới và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu toàn cầu, đây thực sự là khó khăn, thách thức đối với tất cả các đô thị.
Để đạt được mục tiêu đã đề ra, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng cho rằng, mỗi đô thị cần triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy phát triển và quản lý có hiệu quả công tác quy hoạch và phát triển đô thị, kiểm soát tốt quá trình đô thị hoá; vừa thực hiện các định hướng, quy hoạch có tầm nhìn dài hạn, vừa triển khai các chương trình, dự án cụ thể trong ngắn hạn có tính khả thi cao; bảo đảm khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng về tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên, tiến bộ khoa học kỹ thuật và nhất là nguồn lực con người. Trong đó, Bộ trưởng lưu ý cần có các giải pháp đột phá, nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển đô thị, để phát triển đô thị thực sự là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời với đảm bảo an sinh xã hội và duy trì phát triển bền vững quốc gia.
Ngày Đô thị Việt Nam (8/11) ra đời từ năm 2008 với mục đích để hội nhập quốc tế trong công tác quy hoạch và phát triển đô thị, nhằm làm cho đô thị Việt Nam ngày càng tiếp cận với chuẩn quốc tế và nâng cao chất lượng sống của dân cư đô thị. Đồng thời tạo nên sự quan tâm chung của toàn xã hội đối với công tác quy hoạch và phát triển đô thị. Nhân dịp kỷ niệm ngày đô thị Việt Nam, Diễn đàn Đô thị Việt Nam đã kết nạp 24 thành viên mới, nâng tổng số hội viên của Diễn đàn lên 49 thành viên. |
Theo KTĐT
Từ ngày 8 đến 11-11, tại Sóc Trăng sẽ diễn ra Festival lúa gạo VN lần 2-2011. Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Trung Hiếu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết đây là cơ hội để quảng bá, vinh danh hạt gạo Việt. Ông Hiếu nói:
Nhấn mạnh khoáng sản là tài nguyên không tái tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu, trong các chiến lược, kế hoạch khai thác khoáng sản cần khẳng định rõ quan điểm nhất quán là trong khai thác khoáng sản phải tính đến hiệu quả cao nhất, theo đó phải hướng vào chế biến sâu, dứt khoát không xuất khẩu thô.
(HBĐT) - Công ty cổ phần Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (Hoàng Sơn) là DN duy nhất của tỉnh 2 năm liên tiếp đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt (2010 và 2011).
Cuộc thi "Tìm hiểu về Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) và hoạt động của BHTG Việt Nam" đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của công chúng với hơn 33 nghìn bài của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước với nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp khác nhau.
Tháng khuyến mãi ở Hà Nội đang diễn ra tại hơn 1.000 điểm bán hàng khiến cho không khí mua sắm ngày càng náo nhiệt hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn băn khoăn, liệu họ có thực sự được khuyến mãi hay không?
Trái với kỳ vọng của xuất khẩu 7,5 triệu tấn gạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trước đây, tại buổi họp giao ban xuất khẩu gạo ngày 4/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), các nhà xuất khẩu gạo cho rằng với tình hình thực tế việc hoàn thành mốc 7 triệu tấn không hề dễ dàng.