Đường liên xóm Bích, Trụ, xã Thái Thịnh đang được đầu tư mở mới từ nguồn vốn xây dựng NTM đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

Đường liên xóm Bích, Trụ, xã Thái Thịnh đang được đầu tư mở mới từ nguồn vốn xây dựng NTM đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân.

(HBĐT) - Nhân dân 3 xóm Trụ, Bích, Vôi của xã vùng hồ Thái Thịnh (thành phố Hòa Bình) rất đỗi tự hào bởi trước đây từng đóng góp cho công trình quy mô tầm cỡ thế kỷ bằng việc chuyển đi, nhường đất phục vụ xây dựng thủy điện Hòa Bình. Ông Đinh Văn Diện lúc đó là đội phó Đội sản xuất xóm Vôi bồi hồi nhớ lại: Ban đầu di chuyển vấp phải muôn vàn khó khăn. Tại nơi định cư mới, do điều kiện xã hội, phong tục tập quán, cơ sở hạ tầng, đất đai, nguồn nước khác biệt... một số hộ dân không thích nghi được đã quay về. Số hộ dân chuyển vén lên cốt 120m trong khi cơ sở hạ tầng cho các xóm chưa có sự đầu tư. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do chủ yếu khai hoang làm nương rẫy, đánh bắt cá, bình quân thiếu lương thực 4 - 6 tháng /năm. Các mặt y tế, giáo dục, văn hóa chậm phát triển.

 

Trải qua nhiều lần chuyển vén dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương, nhân dân xã ven hồ Thái Thịnh khắc phục khó khăn, xây dựng cuộc sống mới. Cùng thời điểm đó, UBND tỉnh đề ra phương hướng “Đầu tư cơ sở vật chất hạ tầng với quy mô hợp lý, đồng bộ đối với giao thông đường bộ, bến cảng, trường học, trạm xã, nước sinh hoạt, điện”, Tỉnh ủy có chính sách “Phát triển sản xuất bằng chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh cây lúa sang nghề rừng (bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng), chế biến nông - lâm sản, trọng tâm là rừng phòng hộ sông Đà, trồng cây ăn quả và cây công nghiệp, nuôi cá lồng, đánh bắt cá trên hồ và phát triển du lịch, dịch vụ. Đối với số hộ dân sông Đà vào nội địa và vùng ven hồ sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ những hộ quá khó khăn”. Những giải pháp trên đã khẳng định sự quan tâm, chăm lo kịp thời của các cấp, ngành đối với xã Thái Thịnh cũng như các vùng chuyển dân khác, giải quyết tốt các vấn đề hậu sông Đà.

 

Vận dụng chính sách của T.Ư lấy hộ nông dân làm kinh tế tự chủ, Đảng ủy xã đã chủ trương tách hộ, giao đất, giao rừng cho nhân dân, nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân, hộ gia đình trong chăm sóc, bảo vệ hàng trăm ha rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi. Bà con các xóm tận dụng triệt để diện tích gieo trồng cây lương thực... phục vụ nhu cầu tại chỗ và đem lại nguồn thu nhất định. Bên cạnh đó, chăn nuôi phát triển ổn định theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, trong đó nghề nuôi cá lồng ngày càng được đầu tư, mở rộng với 146 lồng cá. Chính mô hình vườn rừng, cây ăn quả và nuôi cá lồng đã nâng cao thu nhập cho nhân dân, tạo cảnh quan du lịch vùng lòng hồ sông Đà.

 

Diện mạo xã vùng hồ Thái Thịnh sau 20 năm hoàn thành Công trình thủy điện thế kỷ có những đổi thay rõ rệt. 100% hộ dân cư được sử dụng điện lưới quốc gia, 95% hộ sử dụng nước hợp vệ sinh, trạm y tế, trường học đáp ứng tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe, phục vụ nhu cầu học tập của con em. Trước đây, việc đi lại của nhân dân chủ yếu bằng thuyền nhưng hiện tại, tuyến đường đất cuối cùng đi đến 2 xóm Bích, Trụ cũng đang được nâng cấp, mở rộng có kết cấu bê tông vững trãi tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, giao thương. Dự án ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng chuyển dân sông Đà và nhiều chủ trương, chính sách khác của Đảng, Nhà nước đã hỗ trợ đầu tư hạ tầng xã hội, hạ tầng sản xuất, nguồn vốn, giống, kỹ thuật đáp ứng nhu cầu của nhân dân các dân tộc.  

 

Đồng chí Nguyễn Thể Lực, Phó Chủ tịch UBND xã khẳng định: Cuộc sống người dân vùng hồ đã ổn định. Thu nhập bình quân năm 2013 đạt 24 triệu đồng/người/năm, ước năm 2014 đạt 28 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 1,4%. Nhân dân các dân tộc Mường, Dao, Tày, Kinh cùng đoàn kết chung sức xây dựng NTM, lĩnh vực văn hóa, xã hội, phong trào TD -TT, văn hóa, văn nghệ phát triển đa dạng, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định và giữ vững.

 

 

 

                                                                              Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục