Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày để gieo cấy lúa mùa trà sớm tại hạ lưu đập thủy điện sông Đà.

Nông dân xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) sử dụng các giống lúa cực ngắn ngày để gieo cấy lúa mùa trà sớm tại hạ lưu đập thủy điện sông Đà.

(HBĐT) - Vụ mùa, hè - thu là vụ sản xuất có diện tích gieo trồng lớn nhất, ảnh hưởng lớn đến tổng diện tích, sản lượng cây trồng và tổng giá trị sản xuất cả năm. Xác định rõ điều đó, các địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, trong đó, hai nội dung được chú trọng hàng đầu là đảm bảo thời vụ, cơ cấu giống.

 

Năm nay, do diện tích lúa chiêm - xuân tập trung chủ yếu trên trà xuân muộn, đồng thời nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 10C nên thời gian thu hoạch lúa chiêm - xuân sớm hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 7 ngày. Chính vì vậy, đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn tất thu hoạch vụ chiêm - xuân, tập trung làm đất và gieo mạ, sẵn sàng gieo trồng các loại cây vụ mùa, hè - thu đảm bảo đúng khung thời vụ. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp, trà lúa mùa sớm năm nay sẽ chiếm khoảng 15-20% tổng diện tích gieo cấy; thời gian gieo mạ vào khoảng 25/5 - 5/6, tuổi mạ 12 - 15 ngày  (mạ nền), 18 - 20 ngày (mạ dược); thời gian cấy xong trước 25/6. Trà lúa mùa chính vụ chiếm khoảng 80-85% tổng diện tích; thời gian gieo mạ vào khoảng 10/6 - 5/7, tuổi mạ 12 - 15 ngày (mạ nền), 18 - 20 ngày (mạ dược); thời gian cấy xong từ 5 - 31/7, cấy tập trung từ ngày 10 - 20/7. Căn cứ đặc điểm thời gian sinh trưởng của từng giống bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp để lúa trỗ vào thời kỳ an toàn, cho năng suất cao. Tại các khu vực sản xuất cây vụ đông trên đất 2 vụ lúa sẽ ưu tiên cấy trà mùa sớm hoặc những giống có thời gian sinh trưởng ngắn (dưới 115 ngày) để thu hoạch trước 25/9/2015.

 

Bước vào sản xuất vụ mùa, hè - thu với tinh thần chủ động cao, các địa phương tập trung làm đất và chuẩn bị mạ để gieo cấy trong khung thời vụ tốt. Thống kê đến thời điểm này, toàn tỉnh đã làm đất được khoảng 6.000 ha, gieo được khoảng 1.200 tấn mạ, tập trung nhiều nhất tại địa bàn các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn... Dự kiến, toàn tỉnh sẽ gieo trồng khoảng 44,2 nghìn ha cây hàng năm, trong đó, cây lương thực có hạt 37,4 nghìn ha, sản lượng phấn đấu đạt 18 vạn tấn. Các loại cây màu chủ lực trong vụ tiếp tục được xác định là khoai lang, đậu tương, lạc, rau, củ quả các loại.

 

Cũng như mọi năm, lúa và ngô là hai cây trồng chủ lực trong vụ với diện tích lúa mùa dự kiến đạt khoảng 23,6 nghìn ha, năng suất bình quân phấn đấu đạt 52 tạ /ha; diện tích ngô hè - thu dự kiến đạt khoảng 13,76 nghìn ha, năng suất 42 tạ /ha. Về cơ cấu giống lúa mùa, Sở NN &PTNT cho biết: Căn cứ khả năng thâm canh và điều kiện sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống phù hợp. Không nên tập trung quá lớn vào một giống lúa mà mỗi vùng nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống. Mở rộng diện tích các giống lúa năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng hai mục tiêu là đảm bảo ổn định an ninh lượng thực và sản xuất hàng hóa. Cụ thể, nên sử dụng các giống lúa thuần nguyên chủng, giống xác nhận 1, giống xác nhận 2: MĐ1, BC15, thiên ưu 8, BG6, TBR36, bắc thơm số 7, hương thơm số 1, thơm RVT, ĐS1, VS1, các giống nếp N97, N87, ĐN20, nếp địa phương... Các giống lúa lai nên ưu tiên sử dụng: nhị ưu 838, LS1, Việt lai 24, bác ưu 903KBL, TH3-3, TH3-4, th3-5, gs9, Nghi hương 2308, SYN6... Lưu ý tại những khu vực, cánh đồng thường xuất hiện bệnh bạc lá - đốm sọc vi khuẩn, không nên cấy những giống mẫn cảm với bệnh như Nhị ưu 838, TH3-3, TH3-4... Có thể thay thế bằng các gống lúa mới, có khả năng chống chịu bệnh bạc lá khá cao như MĐ1, Việt lai 24, bác ưu 903 KBL, nhị ưu 69... Vùng hạ lưu đập thủy điện Hòa Bình chịu ảnh hưởng của xả lũ sông Đà nên dùng các giống cảm quang như bao thai hoặc những giống thuộc nhóm cực ngắn ngày như MĐ1, P6ĐB, PC6, CN2 để gieo mạ dự phòng từ 15-25/7. 

 

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN &PTNT lưu ý thêm: Cùng với đảm bảo tốt thời vụ và cơ cấu giống đã được ngành chức năng khuyến cáo, các địa phương cần bám sát định hướng mở rộng diện tích gieo trồng, thâm canh nâng cao năng suất và sản lượng, kiên quyết không để đất trống trong toàn vụ sản xuất. Đây là vụ sản xuất phải đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp của thời tiết và dịch bệnh, chính vì vậy cần chú trọng công tác thủy lợi, phòng - chống lụt bão và BVTV để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

Các tin khác

BCĐ chương trình xây dựng NTM xã Bắc Phong (Cao Phong) thường xuyên họp giao ban nắm bắt những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Không có hình ảnh
Đợt nắng nóng kéo dài liên tiếp thời gian qua đã làm một số diện tích mạ gieo trên địa bàn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) bị chết, từ đó làm chậm tiến độ sản xuất, buộc nông dân nơi đây phải cấy lúa mùa lệch khung thời vụ hoặc chuyển sang trồng các cây màu chịu hạn tốt hơn.
Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.

Sở NN&PTNT triển khai công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, triển khai công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015.

10 tiêu chí phân loại nợ tại Ngân hàng CSXH

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quy chế phân loại nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội.

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa

(HBĐT) - Đưa chúng tôi đi thăm những vườn nhãn sai trĩu quả đang chờ ngày thu hoạch từ Vĩnh Tiến, Tú Sơn, Bình Sơn cho đến Sơn Thủy, đồng chí Vũ Thị Ngọc, Trưởng Phòng NN &PTNT huyện phấn khởi cho biết: Tính đến cuối tháng 6/2015, toàn huyện đã cải tạo vườn, đồi tạp trồng được hơn 1.000 ha cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao. Đáng lưu ý có những cây trồng đặc sản như 160 ha nhãn, 500 ha cây có múi... Giá trị kinh tế đối với cây nhãn ước đạt khoảng 250 - 300 triệu đồng /ha, cây có múi đạt khoảng 200 - 300 triệu đồng /ha. Nhờ vậy, đời sống người nông dân đã có nhiều khởi sắc. Phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi diễn ra sôi nổi, rộng khắp, đưa ngành nông nghiệp huyện Kim Bôi phát triển theo hướng chuyên canh sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao.

Làm giàu từ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Không chỉ là người phụ nữ chăm chỉ, cần mẫn, ham học hỏi, nhạy bén trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, chị Đỗ Thị Phượng, thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) còn là người phụ nữ hăng hái đi đầu trong các phong trào thi đua của Hội Phụ nữ và địa phương phát động; tích cực với phong trào xây dựng, duy trì tổ, nhóm phụ nữ tiết kiệm và giúp nhau phát triển kinh tế...

Trở lại Tự Do

(HBĐT) - Cách đây gần 5 năm, khi quay lại con đường từ Tự Do ra xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), nhìn con đường mấp mô, gập ghềnh trong bụi mờ ở phía sau lưng, lòng thầm nhủ: “Chỉ khi nào con đường này được cải tạo, nâng cấp mới quay lại miền non cao này”. Đường với sá, may mà không nổ lốp xe dọc đường! Nhưng cánh tay đã quá mệt mỏi, rã rời vì phải ghìm tay lái suốt cung đường “ổ trâu, ổ gà” này. Nhưng cách đây không lâu, gặp lại Chủ tịch UBND xã Tự Do tại TPHB cùng lời mời: Anh sẽ lên với Tự Do chứ lại có điều thôi thúc trở lại xã vùng cao, vùng ĐBKK này...

Phát triển nghề, làng nghề truyền thống góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

(HBĐT) - Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tỉnh ta đang thực hiện các giải pháp cụ thể để phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống một cách bền vững hướng tới mục tiêu tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cơ cấu lao động nông thôn, góp phần nâng cao đời sống, xóa đói - giảm nghèo ở nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục