Bóng đá Việt Nam không thành công ở SEA Games 2009 và mới đây là ở AFF Cup 2010 nhưng V-League tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tính quyết liệt, sức hấp dẫn và nhất là khoản chi của các CLB đầu tư vào sân chơi này

 

Những trường hợp đặc biệt như Lee Nguyễn về Bình Dương năm trước vẫn chưa xuất hiện nhiều.

Con số 40-50 tỷ đồng để đầu tư cho mỗi mùa tham dự V-League của mỗi đội bóng trở nên bình thường. Với riêng những đội có tham vọng tranh chức vô địch, cuộc đua tài chính không dừng lại ở con số đó.

Chi phí mỗi mùa một tăng nhưng lượng và chất trên “sàn giao dịch” mùa bóng năm nay có phần sụt hơn trước, nhất là không có những hợp đồng gây đình đám như mọi năm. Hà Nội T&T, Hoàng Anh Gia Lai, Xi Măng Hải Phòng khá lắng ở danh sách đến. B.Bình Dương ngoài hợp đồng với Leandro cũng chưa có thêm cầu thủ nào đáng chú ý. Trong khi tại Đồng Tâm Long An, danh sách đi nhiều hơn đến, cả về chất lẫn lượng.

Thế nhưng, “cơn bão” về giá lại không giảm chút nào. Để có được 1 cầu thủ nội thuộc loại khá ở V-League, thấp nhất cũng phải chi đến 500 triệu đồng/mùa, còn vượt khung phải nói đến Quang Hải, Tài Em, Minh Phương, Ngọc Thanh… không dưới 2 tỷ đồng/mùa. Đáng nể nhất phải nói đến Navibank Sài Gòn, ông chủ của đội này quyết định thay đến hơn nửa đội hình vừa để tránh nỗi ám ảnh suýt rớt hạng mùa rồi và cũng để xây thương hiệu.

V-League đang chia thành 3 nhóm khá rõ trong việc xây dựng lực lượng. Nhóm đầu tiên là những đội đã nếm danh hiệu vô địch, không còn quá hứng thú để lấy cho bằng được danh hiệu mà chỉ duy trì tốp đầu. Đó là Hà Nội T&T, B.Bình Dương, Hoàng Anh Gia Lai và không loại trừ cả SHB Đà Nẵng, đó là những nơi đang tính đến chuyện trẻ hóa lực lượng để tính đường dài. Nhưng họ vẫn là những thế lực thực sự của V-League.

Thứ hai là những đội đang khát khao thành tích và “săn” cho bằng được các danh hiệu như XM.Hải Phòng sau 2 lần “vồ” hụt cúp đã đặt nhiều hy vọng vào mùa này hay Navibank SG, phía sau cú mở tủ chi đậm như vừa qua để tuyển quân ắt hẳn không dừng lại ở mục tiêu tốp 5 như hiện tại.

Còn lại là những đội tập trung giữ hạng là chính, mà cuộc đua trụ hạng bao giờ cũng vậy, tính quyết liệt đôi khi còn cao hơn cả việc đua giành vị trí số 1. Ở đó, không chỉ dựa vào lực mà còn cậy cả thế, cả đồng minh mới mong tồn tại.

Ở vạch xuất phát mùa bóng 2011, cả 14 đội bóng khi dàn hàng ngang xem ra không ai thua ai về tiềm lực kinh tế. Chưa có đội nào mạnh miệng giao mục tiêu vô địch, hầu hết chỉ dừng lại ở tốp 3 hay tốp 5 nhưng đó đều là những mục tiêu ảo bởi trong bối cảnh cuộc chiến thương hiệu như hiện nay, số 1 vẫn là đích ngắm của tất cả.

 

                                                                                     Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Họp Ban tổ chức địa phương Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 25/3, Ban Tổ chức địa phương cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 36 năm 2024 tỉnh Hoà Bình đã họp triển khai công tác phối hợp tổ chức giải.

Dồn lực để chinh phục huy chương tại Olympic Paris 2024

Ngành Thể dục thể thao đặt mục tiêu có từ 12-15 suất tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024.

Một vận động viên người Việt tham gia Giải chạy Việt Nam Siêu Marathon tử vong

Chiều nay 24/3, Ban Tổ chức (BTC) Giải chạy Vietnam Ultra Marathon (Vietnam Siêu Marathon) thông tin trên trang Fanpage của giải về một vận động viên (VĐV) tham dự sự kiện qua đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân

Ngày 24/3, tại Quảng trường Hòa Bình, trên 2.000 người đã tham gia Lễ phát động Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục