Trò chơi dân
gian cầu móc của người dân Bắc Giang. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Chương trình diễn ra trong thời gian từ ngày 9-10/2 (tức mùng 5, 6 Tết Nguyên
đán Kỷ Hợi) tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội).
Điểm nhấn của chương trình là hoạt động trình diễn các làn điệu dân ca (quan họ
Thổ Hà, hát Soong hao, hát Soọng cô) và trải nghiệm trò chơi dân gian cầu móc
(với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của người dân Bắc
Giang).
Ngoài ra, trong dịp này, du khách sẽ được thưởng thức hương vị ẩm thực truyền
thống của Bắc Giang, tìm hiểu và trải nghiệm nhiều nghề thủ công truyền thống:
dệt thổ cẩm, làm giấy…
"Chương trình được tổ chức nhằm góp phần giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa
đặc trưng của người dân Bắc Giang đến du khách trong và ngoài nước, bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống đương đại,” ông Đỗ Tuấn
Khoa - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang cho biết.
Hoạt động nặn
tò he thu hút sự quan tâm của công chúng. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Bên cạnh đó, chương trình "Vui Xuân Kỷ Hợi 2019” còn có nhiều hoạt động mang
màu sắc Tết cổ truyền như viết thư pháp, xin chữ đầu năm, in tranh dân gian
Đông Hồ, nặn tò he, tô tranh 12 con giáp…
Nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc (nhảy chữ thập - dân tộc Khơ Mú, nhảy
rùa - dân tộc Dao, đi cà kheo bỏ đũa vào lọ - dân tộc Thái, Sán Chay và ném Pao
- dân tộc Mông…) sẽ tiếp tục được tổ chức trong khuôn khổ chương trình "Vui
Xuân Kỷ Hợi” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam./.
TheoVietnamplus
(HBĐT) - Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Cùng với nhân dân trên khắp mọi miền, ngay từ sáng sớm, người dân thành phố Hòa Bình cũng tấp nập làm lễ cúng ông công ông táo. Đây là một nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, để có một cái Tết thực sự ý nghĩa, người dân cần nâng cao hơn nưa ý thức bảo vệ môi trường.