(HBĐT)- Với nguồn tài liệu, cứ liệu phong phú, được trình bày một cách khoa học, tác phẩm Người Mường (LesMuong) - Địa lý nhân văn và xã hội của Tiến sĩ Quydinie là một công trình nghiên cứu về người Mường khá toàn diện và sâu sắc, được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá cao. Với những ngôn ngữ dân tộc, những khái niệm khoa học, tác giả đã có phác hoạ khá sắc nét về những sinh hoạt kinh tế của người Mường xưa, thông qua đó ta nhận ra bóng dáng văn hoá ẩm thực của họ.

Những đặc trưng sinh hoạt truyền thống của người Mường từ săn bắt đến trồng trọt, ruộng rẫy, từ việc sử dụng sản phẩm thu được đến phong cách ứng xử, định hình nét văn hoá ẩm thực, văn hoá giao tiếp đậm đà sắc thái. Trong trồng trọt, người Mường thu sản phẩm từ hai hình thức canh tác ruộng và rẫy (rẫy, tác giả gọi là ruộng khô). Ruộng là những mảnh đất bằng, xếp chồng cạnh nhau theo thế bậc thang, dễ trồng và dễ tưới nước. Rẫy làm trên sườn đồi, sườn núi, độ dốc càng lớn càng khó làm, thường trồng lúa và hoa màu sau khi đã chặt phá cây và đốt dọn sạch. Tác giả nhấn mạnh kinh nghiệm làm ruộng của người Mường thông qua hệ thống tưới tiêu cho cây trồng. Đó là việc lợi dụng sức nước để đưa nước tưới tiêu cho cây trồng và đưa nước lên ruộng ở thế cao hơn sông, suối (guồng nước). Đồng thời cũng nêu những đặc điểm trong canh tác ruộng rẫy như do điều kiện thiên nhiên, người Mường không sử dụng phân bón để chăm sóc cây trồng mà cây trồng vẫn tốt hoặc không chú trọng trồng vườn, nếu có thì rất sơ sài, rau màu họ trồng xen ở nương rẫy.

Đấy là nguồn thức ăn chủ yếu, đảm bảo cho sự sinh tồn của người Mường. Ngoài ra họ còn có tài săn bắn ở rừng núi và sông, suối. Ngoài cung cấp rau quả tự nhiên, thiên nhiên quanh làng còn là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho cuộc sống của người Mường. Vì thế, làng nào cũng có phường săn, tay săn, chài lưới, bắt cá giỏi.

Khi chuẩn bị một bữa ăn lớn, việc phân công làm bếp theo giới tính đáng được chú ý. Đàn bà ở trong nhà thổi cơm, nhặt rau, đàn ông chuẩn bị thịt lợn, thịt gà, vịt ngoài sân. Sau khi cơm, thịt đã chín, họ chia đều ra các mâm bằng lá chuối. Cơm (thường là xôi nếp) họ gói trong lá chuối, còn thịt thái vừa miếng đổ gọn giữa tàu lá chuối (cũng là mâm), bên cạnh đặt dúm muối trắng hay nước chấm tự chế biến và một, hai bát canh bằng cây chuối rừng.

Với người Mường, dù hoàn cảnh túng bấn nhưng sẵn sàng và niềm nở mời cơm khi có khách đến nhà. Bữa cơm khách bao giờ cũng có rượu. Trước khi uống rượu cất, gia chủ mời khách uống rượu cần. Trước khi đặt môi vào chén, chủ khách cùng nâng chén rượu lên ngang trán và cúi đầu. Ông chủ nhà mời khách uống và cũng chưa uống cạn khi khách chưa làm theo ý mình. Nếu khách không uống thì là điều thất lễ.

                                                                                          Lò Cao Nhum

 


Các tin khác


Lợn phong thủy thu hút khách hàng trước Tết

(HBĐT) - Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đã cận kề, người dân TP Hòa Bình hối hả hoàn thành những công việc dang dở cuối năm và tranh thủ dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa đón Tết. Bên cạnh sắm đào, quất, hoa, cây cảnh… để ngôi nhà thêm rực rỡ, nhiều gia chủ đã tìm đến các cửa hàng đồ lưu niệm, đỗ gồ, đồ phong thủy để tìm mua linh vật của năm Kỷ Hợi về trưng bày với mong muốn năm mới may mắn, tài lộc và bình an.

Nét tươi mới từ "con đường nở hoa" ở xã Quy Hậu

(HBĐT) - Gần nửa năm sau khi trồng, những con đường làng tràn ngập sắc màu của hoa, ai đi qua cũng tấm tắc khen ngợi. "Con đường nở hoa” là mô hình thể hiện quyết tâm của Hội Nông dân (HND) xã Quy Hậu (Tân Lạc) trong nỗ lực xây dựng nếp sống mới và từng bước hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Cúng ông công ông táo: Để có một cái tết thực sự ý nghĩa

(HBĐT) - Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người dân Việt Nam lại chuẩn bị mâm cơm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời. Cùng với nhân dân trên khắp mọi miền, ngay từ sáng sớm, người dân thành phố Hòa Bình cũng tấp nập làm lễ cúng ông công ông táo. Đây là một nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền và gìn giữ từ bao đời nay. Tuy nhiên, để có một cái Tết thực sự ý nghĩa, người dân cần nâng cao hơn nưa ý thức bảo vệ môi trường.

Sôi động thị trường hoa, cây cảnh

(HBĐT) - Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, khắp các tuyến đường, tuyến phố chính trên địa bàn tỉnh, các nhà vườn, tiểu thương đã bày bán các loại hoa, cây cảnh phục vụ nhu cầu của người dân. Tết Nguyên đán năm nay có nhiều hình thức chơi hoa, cây cảnh mới, độc đáo.

Xúng xính váy Mường đón xuân

(HBĐT) - Ngày nay, "ăn" Tết dần chuyển thành "chơi" Tết nên bên cạnh việc sắm sửa mứt, kẹo, bánh chưng xanh cho gia đình, chị em quan tâm nhiều hơn đến việc chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất để đi chơi Tết. Trở về bản sắc văn hóa dân tộc truyền thống, tìm về cội nguồn nên ngày càng có nhiều chị em đã chọn váy Mường là trang phục du xuân.

Cây nêu ngày Tết của người Mường

(HBĐT) - Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, các gia đình người Mường thường dựng cây nêu, vật nêu trước nhà hay ngoài cổng, trong miếu thờ thổ công, chuồng trại gia súc...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục