(HBĐT) - Ngày 12/8, Sở VH-TT&DL tổ chức khai giảng lớp tập huấn kỹ năng về dịch vụ du lịch nông thôn (OCOP) năm 2019 tại huyện Cao Phong.
Toàn
cảnh lớp tập huấn.
Tham gia lớp tập huấn có 35 học viên
là cán bộ, nhân viên các đơn vị quản lý, lữ hành; các cá nhân, hộ gia đình, hợp
tác xã đang kinh doanh, có khả năng phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây
dựng nông thôn mới thuộc địa bàn các xã trên địa bàn huyện Cao Phong. Trong
khóa học, các học viên được nghe giảng viên truyền đạt một số nội
dung chủ yếu: Tổng quan về du lịch; tâm lý khách du lịch và kỹ năng giao
tiếp; kinh doanh dịch vụ du lịch cộng đồng; nghiệp vụ lễ tân và lưu trú; nghiệp
vụ phục vụ ăn uống; thực hành các nghiệp vụ phục vụ khách. Các học viên được
thực hành nghiệp vụ và đi thực tế.
Thông qua lớp tập huấn nhằm
trang bị cho các học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về du lịch, tiếp
cận các phương pháp nắm bắt tâm lý khách hàng, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong
hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương. Nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ,
chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại huyện Cao Phong
nói riêng, tỉnh Hòa Bình nói chung. Qua đó, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, chuyển đổi ngành nghề cho lực lượng lao động tại các điểm có tiềm năng phát
triển du lịch theo hình thức du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập đời sống cho
nhân dân.
Lớp tập huấn diễn ra trong 6 ngày (
từ ngày 12 - 17/8).
Hồng
Ngọc
(HBĐT) - Nghề mây, tre đan tại xóm Bui, xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) đã có từ hàng trăm năm nay. Trải qua biết bao thế hệ, những nét tinh xảo, độc đáo trên từng sản phẩm luôn được những người thợ nâng niu, gìn giữ. Xác định tầm quan trọng của nghề mây, tre đan truyền thống đối với phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, xã từng bước hỗ trợ, khôi phục nghề truyền thống, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
(HBĐT) - Sáng 9/8, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, UBND huyện Kim Bôi phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học "Đồi thông hai mộ - từ di cảo đến di sản”. Dự tọa đàm có lãnh đạo và hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, lãnh đạo huyện Kim Bôi và gia đình văn sỹ Tùng Giang – Vũ Đình Trung.
Cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ tư đem đến cho người nghệ sĩ những lợi thế sáng tác, tiếp cận công chúng; song cũng đặt ra không ít thách thức với giới mỹ thuật nước nhà trong việc cập nhật, ứng dụng công nghệ và đáp ứng những yêu cầu của "sân chơi" nghệ thuật hiện đại.
(HBĐT) - Ngày 7/8, phường Thái Bình (TP Hòa Bình) phối hợp với Bảo tàng di sản văn hóa Mường tổ chức khai mạc lớp tập huấn chiêng Mường cho 60 học viên là học sinh lứa tuổi từ 10-15 tuổi và nhóm hội viên phụ nữ, thanh niên (nhóm 25-35 tuổi).
Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.
Nằm bên phá Tam Giang, làng Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên - Huế) mang dáng dấp hoang sơ với cảnh đầm phá, thuyền chài sông nước bình yên. Vài tháng gần đây, khi những bức tường trong làng được các họa sĩ và tình nguyện viên đến từ một số trường đại học của Huế trang trí thành bức họa nhiều mầu sắc, Ngư Mỹ Thạnh trở nên sống động, tươi mới hơn, là điểm đến thu hút đông khách du lịch.
Một góc làng bích họa Ngư Mỹ Thạnh.