(HBĐT) - Hòa Bình có 6 dân tộc chính là Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông sinh sống, tạo nên sự phong phú về tiếng nói, chữ viết của các dân tộc. Nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số (DTTS) luôn được đặc biệt quan tâm.


Những người nắm giữ tri thức chữ viết của các dân tộc chủ yếu là những người thực hành nghi lễ tín ngưỡng trong cộng đồng, thầy mo, thầy cúng... Trước thực trạng tiếng nói, chữ viết của các DTTS có nguy cơ bị mai một, một số nghệ nhân và bậc cao niên của đồng bào DTTS đã tích cực mở lớp truyền dạy chữ viết, dạy tiếng nói cho các thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, nhiều trường học đưa chương trình dạy tiếng dân tộc vào chương trình giảng dạy của trường. Tuy nhiên, công tác bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn, cần sự quan tâm hơn nữa của các cấp ủy, chính quyền địa phương và nỗ lực của mỗi người dân đồng bào DTTS.

Nhiều năm nay, ông Lường Đức Chôm, nghệ nhân ưu tú lĩnh vực dân gian dân tộc Tày ở xã Trung Thành (Đà Bắc) vẫn miệt mài, bền bỉ với công việc truyền dạy chữ viết, tập quán tín ngưỡng dân tộc Tày cho bà con dân tộc Tày huyện Đà Bắc. Không quản nắng, mưa, ở đâu bà con có nguyện vọng được học chữ Tày là ông tìm đến tận tình hướng dẫn. Từ những em nhỏ đang học tiểu học đến những người trung, cao tuổi đều rất hào hứng với các tiết học đặc biệt này. Ông chia sẻ: Tiếng nói, chữ viết là hồn cốt, là tinh hoa của mỗi dân tộc. Dân tộc Tày có tiếng nói, chữ viết riêng, nhưng do nhiều yếu tố tác động mà chữ viết đang dần bị mai một. Nhìn thấy người Tày mà không biết nói, biết viết chữ Tày và không am hiểu về văn hóa, phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc mình tôi thấy rất tiếc nuối. Với mong muốn lưu giữ tiếng nói, chữ viết của dân tộc, nên ngoài sưu tầm, biên soạn các lễ hội, luật tục, văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào, ông Chôm đã mở lớp dạy học chữ Tày miễn phí cho bà con trong xã và các vùng lân cận. Tại đây, bà con không chỉ được học về chữ viết Tày cổ mà còn học các làn điệu dân ca, dân vũ truyền thống của dân tộc. Từ ngày mở lớp học chữ Tày đến nay, số lượng người biết viết chữ Tày và hiểu về các luật tục, tập tục, tín ngưỡng văn hóa của dân tộc tăng lên. Thông qua đó, không chỉ giúp mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Tày mà còn góp phần gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc. 

Tiếng nói, chữ viết là linh hồn của mỗi dân tộc, việc giữ gìn tiếng nói, chữ viết của một dân tộc chính là bảo vệ, gìn giữ linh hồn của dân tộc ấy. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng về việc bảo tồn tiếng nói, chữ viết DTTS, nhiều chính sách cụ thể liên quan đến bảo tồn và phát triển tiếng nói, chữ viết dân tộc đã được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm. Tại các địa phương, nhất là vùng đồng bào DTTS, nhiều nghệ nhân, những người nắm giữ tri thức dân gian, am hiểu về văn hóa, tín ngưỡng, ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình thường xuyên mở các lớp, các nhóm để hướng dẫn, truyền dạy cho bà con, từng bước lan tỏa, khơi dậy niềm đam mê, tự tôn dân tộc. Song song với đó, ngành giáo dục, văn hóa, Ban Dân tộc tỉnh mở lớp dạy chữ dân tộc tại các địa phương thu hút nhiều người tham gia học. Đặc biệt, UBND tỉnh đã quyết định ban hành bộ chữ dân tộc Mường tỉnh và đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường học, mở lớp bồi dưỡng chữ Mường cho cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Đỗ Hà

Các tin khác


Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình - dấu ấn cách mạng bên dòng Đà Giang

(HBĐT) - Nép mình bên dòng sông Đà, cạnh con suối Đúng, khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hoà Bình luôn chứng kiến sự đổi thay không ngừng, từng bước chuyển mình của TP Hòa Bình, cùng những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tỉnh Hoà Bình.

Khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng

(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng. Tới dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức…

Lần đầu tổ chức trực tuyến “Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021”

"Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” là chương trình lần đầu được tổ chức trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội từ 15 giờ đến 18 giờ (giờ Việt Nam) ngày 9/10, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.

Phim “Miền ký ức” tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan

Bộ phim "Miền ký ức” (Memoryland) của đạo diễn Bùi Kim Quy được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định và cấp phép đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham gia tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2021, diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 6 đến 15-10.

Xã Mỹ Hoà: Toàn dân chung tay giữ gìn bản sắc văn hóa

(HBĐT) - Về Mỹ Hoà (Tân Lạc) hôm nay, kinh tế địa phương đang trên đà phát triển, cuộc sống bà con đã, đang có nhiều khởi sắc. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục