Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Viện Dịch văn học Hàn Quốc tổ chức cuộc thi trực tuyến "Điểm sách văn học Hàn Quốc 2021" nhằm giới thiệu sâu hơn về văn học Hàn Quốc với độc giả Việt Nam.




Độc giả chọn 1 trong 5 cuốn văn học Hàn Quốc để điểm sách.
Cuộc thi dành cho mọi công dân Việt Nam. Độc giả dự thi có thể lựa chọn viết điểm sách, làm video, audio điểm sách hoặc vẽ cảm nhận về một trong 5 tác phẩm văn học Hàn Quốc: "Chiếc thang cao màu xanh", "Hoàng hôn đỏ rực", "Cảm ơn tất cả", "Trộm hay Lời thú tội của một chiếc gai", "Chuyện đời Sương". Đây đều là những cuốn sách gần gũi với đời sống của người Hàn Quốc và độc giả Việt Nam. Trong đó, có 2 cuốn liên quan tới công dân Việt Nam ở Hàn Quốc là "Chuyện đời Sương", "Cảm ơn tất cả".

Mỗi thí sinh có thể tham dự một hoặc nhiều bài dự thi với 5 tác phẩm văn học kể trên. Yêu cầu với bài dự thi: Bài viết dài không quá 2.000 từ, video từ 30 giây đến 3 phút, audio có kèm ảnh phù hợp, bản vẽ có trình bày tóm tắt nội dung. Độc giả tham dự gửi bài thi theo đường dẫn đăng tải trên website nxbphunu.com.vn hoặc trên Facebook Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam, từ nay đến hết ngày 31-10.

Kết quả sẽ được thông báo trên Facebook Nhà Xuất bản Phụ nữ Việt Nam vào ngày 9-11. Giải cao nhất trị giá 3 triệu đồng.

                                  Theo HaNoimoi

Các tin khác


Đắm say bản Thái Mai Châu

(HBĐT) - Mai Châu là vùng đất hội tụ sinh sống của nhiều dân tộc anh em với những nét văn hóa đặc sắc. Trong đó, những bản làng của đồng bào dân tộc Thái còn lưu giữ nét sinh hoạt truyền thống trong nếp ăn, nếp ở, hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn làm đắm say, thu hút du khách khi đến với thung lũng Mai Châu.

Ngân vang chiêng Mường

(HBĐT) - Năm 2016, cùng với Mo Mường, chiêng Mường được tôn vinh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Mốc son này không chỉ là niềm tự hào đối với đồng bào dân tộc Mường, mà còn là niềm vui lớn cho mỗi người dân Hòa Bình. Sau bao thăng trầm, chiêng Mường đã được trân trọng lưu giữ và khẳng định vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa người dân trong tỉnh.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường

(HBĐT) - Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình - dấu ấn cách mạng bên dòng Đà Giang

(HBĐT) - Nép mình bên dòng sông Đà, cạnh con suối Đúng, khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hoà Bình luôn chứng kiến sự đổi thay không ngừng, từng bước chuyển mình của TP Hòa Bình, cùng những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tỉnh Hoà Bình.

Khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng

(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng. Tới dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục