(HBĐT) - Từ một thư viện nhỏ của gia đình chị Nguyễn Thị Nhung ở tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hoà Bình) đã gây dựng được một thư viện với hơn 1.000 đầu sách, thu hút hơn 40 độc giả nhí đến thường xuyên. Đến đây, các cháu quên đi những cám dỗ của máy tính, điện thoại thông minh… chìm vào trang sách khám phá thế giới. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn của những học trò ở thành phố đến khám phá thế giới văn học qua những trang sách.



"Không gian đọc T.M" của chị Nguyễn Thị Nhung tại tổ 1, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) thu hút nhiều độc giả đến đọc sách, trao đổi kiến thức.

Cô chủ khơi nguồn tri thức

Một buổi sáng cuối tuần, tôi đến "Không gian đọc T.M" tại tổ 1, phường Phương Lâm. Ngôi nhà nhỏ của chị Nguyễn Thị Nhung nằm cách quốc lộ 6 chưa đầy 100 m nhưng lại có không gian khác biệt. Căn nhà gỗ nhỏ cổ điển với vườn cây, hoa lá thoáng đãng ngay trung tâm TP Hòa Bình. Chị Nhung - chủ ngôi nhà có hoàn cảnh đặc biệt. Sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, chị bị tai nạn nên không thể đi làm như những người bình thường. Sau bao đêm suy nghĩ, chị nhớ lại những bài học ngồi trên ghế nhà trường với câu nói của Bác Hồ "tàn mà không phế” và không thể trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Từ suy nghĩ đó chị bắt đầu viết lách gửi đến các toà soạn. Có nhuận bút chị trang trải cho cuộc sống. Trong những năm gần đây, giới trẻ, nhất là lứa tuổi học sinh sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng ngày càng nhiều. Nhiều đứa trẻ trở thành tự kỷ, cô độc. Chị nghĩ: Chỉ có sách mới kéo được những cô cậu học trò quên dần đi điện thoại. Thông qua việc đọc sách, các em được phát triển trí tuệ, tinh thần, nâng cao kiến thức, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Bên cạnh chương trình học ở lớp, các em nên được tạo điều kiện và thói quen đọc sách để bồi đắp hành trang kiến thức cần thiết bước vào đời. Với một không gian nhỏ, một thư viện khiêm tốn với khoảng 100 đầu sách, ban đầu chị kỳ vọng tạo cho các con, cháu trong gia đình thói quen đọc sách.

Qua bạn bè, người quen động viên, đặc biệt gia đình nhà thơ Nguyễn Tấn Việt, gia đình chị Nguyễn Thị Thi (Giám đốc Bảo tàng tỉnh)…, năm 2015, chị thành lập "Không gian đọc T.M". Cũng từ sự giúp đỡ của nhiều người, không gian đọc dần có nhiều đầu sách chất lượng. Chủ yếu là sách văn học cổ điển của những nhà văn nổi tiếng, sách dạy kỹ năng... Từ đây, nhiều người biết đến và ủng hộ không gian đọc, giúp đỡ chỉ qua lời kể của người thân quen cảm phục hoàn cảnh và tấm lòng của cô chủ với các cháu thiếu nhi. Cũng từ một không gian gia đình, đến nay đã có trên 40 độc giả thường xuyên đến đọc và trao đổi kiến thức.  

Bỏ điện thoại, yêu sách

Trong cuộc thi "Đại sứ văn hoá đọc năm 2021” do Bộ VH-TT&DL tổ chức được phát động rộng rãi trên toàn quốc nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với lứa tuổi thanh, thiếu nhi, từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc sách trong thế hệ trẻ. Tham gia cuộc thi, "Không gian đọc T.M" có bài tham gia đều đạt giải cấp tỉnh và 3 bài lọt vào vòng chung khảo toàn quốc. Chương trình Đọc xuyên mùa hè 2021 do Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức với thông điệp xã hội "Mỗi gia đình một tủ sách cho con”, khơi nguồn tri thức từ việc tích lũy sách hay cho con đọc mỗi ngày. Chương trình kéo dài từ ngày 1 - 31/7, gồm 2 hình thức thi: Viết hoặc Vlog, thể hiện tình cảm của em về một cuốn sách Kim Đồng đọc trong mùa hè 2021. Tham gia chương trình, "Không gian đọc T.M" có 3 bài viết và 1 Vlog. Cả 4 bài vào vòng chung khảo, riêng Vlog đạt giải thưởng triển vọng. Đây là thành quả bước đầu vượt mong đợi của chị Nguyễn Thị Nhung và những độc giả trẻ của "Không gian đọc T.M".

Sau buổi trao thưởng, các cháu lại tìm sách và chìm vào thế giới kiến thức. Anh Như Hùng, phường Dân Chủ (TP Hoà Bình) ngồi lựa sách cho con cho biết: Từ khi biết đến "Không gian đọc T.M", cuối tuần nào tôi cũng đưa cháu đến. Có sách, có bạn, có cô trao đổi, tìm hiểu kiến thức bọn trẻ ngồi được cả ngày. Có sách cũng dần quên điện thoại, máy tính. Ngoài nhà trường thì đây là một môi trường giáo dục tốt, khích lệ các cháu khám phá nhiều kiến thức mới. Anh Lê Bảo, phường Phương Lâm cho hay: Để bọn trẻ yêu sách là điều rất khó. Nhưng với sự kiên trì, yêu trẻ, chị Nhung khơi dậy tình yêu sách. Qua sinh hoạt thường xuyên ở không gian đọc tôi thấy bọn trẻ cởi mở hơn trong giao tiếp, học ở trường tập trung hơn, rèn luyện được tính kiên trì trong học tập. Đặc biệt, cũng dần xa với điện thoại, máy tính.   

Tạm biệt không gian đọc chị Nhung chia sẻ: Tôi chẳng mơ ước lớn lao, chỉ mong "Không gian đọc T.M" là nơi sinh hoạt văn hoá, nuôi dưỡng văn hoá đọc cho nhiều thế hệ học sinh.


Việt Lâm

Các tin khác


Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mo Mường

(HBĐT) - Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, dân tộc Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo và lưu giữ được một nền văn hóa dân gian phong phú, đa dạng, trong đó, mo Mường là một loại hình nổi bật, độc đáo có giá trị nhân văn sâu sắc. Các thế hệ người Mường đã bền bỉ lưu giữ, truyền miệng và phát huy giá trị của mo Mường, tạo nên sức sống và sức lan tỏa sâu rộng của di sản văn hóa phi vật thể đặc biệt này.

Di tích lịch sử Nhà tù Hoà Bình - dấu ấn cách mạng bên dòng Đà Giang

(HBĐT) - Nép mình bên dòng sông Đà, cạnh con suối Đúng, khu di tích lịch sử quốc gia Nhà tù Hoà Bình luôn chứng kiến sự đổi thay không ngừng, từng bước chuyển mình của TP Hòa Bình, cùng những dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của tỉnh Hoà Bình.

Khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng

(HBĐT) - Ngày 1/10, Ban Tổ chức Lễ kỷ niệm 135 năm thành lập tỉnh, 30 năm ngày tái lập tỉnh Hòa Bình đã tổ chức khai trương trưng bày triển lãm ảnh và hiện vật bảo tàng. Tới dự có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Văn Tỉnh, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh; các đồng chí trong BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức…

Lần đầu tổ chức trực tuyến “Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021”

"Ngày Việt Nam tại Thụy Sĩ năm 2021” là chương trình lần đầu được tổ chức trực tuyến và phát sóng trên các nền tảng mạng xã hội từ 15 giờ đến 18 giờ (giờ Việt Nam) ngày 9/10, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Thụy Sĩ.

Phim “Miền ký ức” tham dự Liên hoan phim quốc tế Busan

Bộ phim "Miền ký ức” (Memoryland) của đạo diễn Bùi Kim Quy được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định và cấp phép đại diện cho điện ảnh Việt Nam tham gia tranh giải tại Liên hoan phim quốc tế Busan 2021, diễn ra tại Hàn Quốc từ ngày 6 đến 15-10.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục