Sáng 5/2 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình tổ chức khai mạc Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh năm 2025. Dự khai mạc lễ hội có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Đăng Ninh, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo UBND tỉnh, UB MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các ban, sở, ngành, đoàn thể, huyện, thành phố trong tỉnh; đại biểu các tỉnh bạn, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh...
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu thực hiện nghi lễ dâng hương tại miếu thờ Quốc mẫu Hoàng Bà, xóm Lũy Ải, xã Phong Phú ( Tân Lạc).
Đoàn nghi lễ rước kiệu từ miếu thờ Quốc mẫu Hoàng Bà, xóm Lũy Ải ra Sân vận động xã Phong Phú (Tân Lạc).
Các đại biểu dự khai mạc lễ hội.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu khai mạc lễ hội.
Phát biểu khai mạc lễ hội, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình. Lễ hội gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của văn minh Việt cổ. Đây là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở 4 vùng Mường lớn Bi, Vang, Thàng, Động. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công mở đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Khai hạ ở mỗi vùng Mường của Hòa Bình được tổ chức vào thời gian và địa điểm có sự khác nhau. Từ năm 2023 đến nay, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức với quy mô cấp tỉnh.
Đồng chí Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy đánh trống khai mạc lễ hội.
Màn nghệ thuật đặc sắc chào mừng lễ hội với chủ đề "Chào Xuân Ất Tỵ 2025”.
Hoà tấu chiêng Mường với sự tham gia của trên 500 diễn viên và nghệ nhân.
Các đại biểu dự nghi lễ đi cày, cấy đầu xuân.
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường được tổ chức thường niên nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, qua đó tuyên truyền về giá trị lịch sử, văn hoá, nâng cao nhận thức trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng, để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh, động lực cho sự phát triển. Đồng thời, cổ vũ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2025, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng...
Sau đánh trống khai hội của đồng chí Nguyễn Phi Long, Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, các đại biểu và nhân dân được thưởng thức màn biểu diễn nghệ thuật chào mừng đặc sắc với sự tham gia của 500 nghệ nhân chiêng Mường và 100 nghệ nhân, hạt nhân văn nghệ của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Lạc.
Người dân xuống đồng đi cày, cấy đầu xuân.
Người dân tham quan, trải nghiệm trại văn hóa của các xã, thị trấn huyện Tân Lạc tại lễ hội.
Thi đấu bóng chuyền tại lễ hội.
Đông đảo người dân tham gia lễ hội.
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh diễn ra từ ngày 4 - 5/2/2025 với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. Phần lễ gồm: tổ chức nghi lễ cúng thổ công, thổ địa; nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng; nghi thức rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà từ miếu thờ xóm Luỹ Ải đến sân vận động qua cửa phía Tây. Thực hiện các nghi thức tế lễ tại khán đài Sân vận động xã Phong Phú có Mo dấng chiêng, hoà tấu Chiêng Mường, khai mạc lễ hội. Sau đó, đại biểu và nhân dân rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà ra cổng phía Đông Nam sân vận động về trước khu Nà Trùng và thực hiện nghi thức Lễ xuống đồng đầu xuân…
Phần hội có nhiều hoạt động phong phú như thi trình diễn trang phục dân tộc; thi trưng bày, trình diễn trại văn hóa với sự tham gia của 16/16 xã, thị trấn trong huyện; thi trưng bày ẩm thực mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc; thi các môn thể thao dân tộc bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, Giải vô địch bóng chuyền năm 2025 trong khuôn khổ Đại hội TDTT huyện Tân Lạc lần thứ VIII, năm 2025. Ban Tổ chức lễ hội tổ chức thi đan lát truyền thống; thi hát đối với sự tham gia của nghệ nhân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện và các huyện Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong; trình diễn bản âm (nhạc cụ dân tộc); trình diễn nghề dệt thổ cẩm dân tộc, làm bánh, cơm lam, hoạt động thiêu rượu, các sản phẩm về cá sông Đà; trò chơi dân gian đánh mảng, chiêng, nhảy dây, cướp cờ, bịt mắt đánh trống, đi cà kheo; trải nghiệm chơi đánh đu, cầu bập bênh, ném còn… Bên cạnh đó là nội dung trưng bày các sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, hàng tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm văn hoá, du lịch với sự tham gia của đại diện 4 vùng Mường; tổ chức phiên giao dịch tư vấn, giới thiệu việc làm trong không gian của lễ hội.
Nhóm P.V
Sáng 1/2 (mùng 4 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức Lễ khai hội chùa Tiên năm 2025. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thành phố; đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh và đông đảo người dân, du khách.
Mỗi độ Tết đến, Xuân về, các bản làng ở 4 Mường: Bi, Vang, Thàng, Động lại hân hoan mở hội. Cùng với bảo tồn, phục dựng các lễ hội thì nhiều nghi lễ, nghi thức độc đáo được tái hiện, tạo ấn tượng và sức hút với người dân cùng đông đảo du khách.
Hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian keng loóng gắn liền với sự tồn tại, phát triển của đồng bào dân tộc Thái huyện Mai Châu. Trải qua thời gian dài gắn liền với đời sống người dân, từ công cụ lao động phổ biến hàng ngày, keng loóng trở thành hình thức nghệ thuật đặc sắc nhờ tạo nên những âm hưởng giàu cảm xúc, đầy cuốn hút.
Hoà chung không khí hân hoan đón chào năm mới, người dân xóm Thung Dao Bắc, xã Tú Sơn (Kim Bôi) bước vào năm mới Ất Tỵ với niềm tin về những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Là một trong số ít dân tộc có chữ viết và được sử dụng khá thường xuyên cho đến nay, chữ viết Nôm Dao được cộng đồng dân tộc Dao ở các địa phương trong tỉnh tham gia bảo tồn, phát huy. Về chữ viết, dân tộc Dao không có văn tự riêng mà sử dụng chữ Hán đã được Dao hoá và gọi là chữ Nôm Dao. Dành trọn tâm huyết, hiện nay, một số người cao tuổi dân tộc Dao ở xóm Thung Dao Bắc miệt mài truyền dạy vốn quý của dân tộc. Từ đó góp phần giúp thế hệ trẻ dân tộc Dao thêm hiểu biết, trân trọng, tự hào, cùng có ý thức gìn giữ bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc.
Hòa Bình là vùng đất sử thi không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, giàu trầm tích văn hóa ẩn chứa trong đất, trong Mường được lưu danh với nền "Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hơn thế, con người Hòa Bình chân tình, nồng hậu, mến khách…, tất cả tạo nên nét riêng, vốn có, tạo sức hút, nguồn cảm xúc để các thi sĩ, nhạc sĩ ghép nên những vần thơ, điệu nhạc say đắm lòng người.