Theo dữ liệu về các đám cháy do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố, Angola và Congo đang hứng chịu lần lượt ít nhất 6.902 và 3.395 đám cháy, trong khi con số này tại Brazil là 2.127.


Đáng chú ý, theo dữ liệu Bloomberg thu thập từ Weather Source, trong hai ngày cuối tuần vừa qua, số đám cháy bùng phát tại Angola gấp ba lần con số này tại Brazil.

Hình ảnh từ vệ tinh của NASA cho thấy, các đám cháy tại khu vực Trung Phi dường như đã đến mức báo động, một dải màu đỏ kéo dài từ Gabon tới Angola tương tự hình ảnh cháy rừng Amazon tại Brazil. Tuy nhiên, hiện chưa rõ mức độ của các đám cháy đối với khu vực rừng tại châu Phi. Bản đồ các vụ hỏa hoạn được NASA không cho thấy đó là những đám cháy đồng cỏ hay cháy rừng và đám cháy lan rộng đến mức độ nào.

NASA cho rằng, các đám cháy bắt nguồn từ việc người nông dân chặt cây và phát quang để có đất canh tác. Các nhà môi trường học cảnh báo, kỹ thuật trồng trọt này có thể dẫn đến nạn phá rừng, xói mòn đất và mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, đây là cách có chi phí rẻ nhất để phát quang, tận dụng được việc mầm bệnh bị tiêu diệt và tro từ các đám cháy cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng trong tương lai.


Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy khu vực châu Phi cận Sahara (phía bên phải) đang hứng chịu nhiều đám cháy hơn Amazon.

Đây là việc người nông dân Angola và Congo thường làm trước mùa mưa hằng năm. Điều này có thể phần nào giải thích lý do các đám cháy tại Trung Phi không thu hút được nhiều sự chú ý.

Tại Hội nghị cấp cao G7 vừa diễn ra tại Pháp, Tổng thống nước chủ nhà Emmanuel Macron đã nhắc đến các đám cháy bùng phát tại khu vực Trung Phi, đồng thời cho biết các quốc gia đang cân nhắc một sáng kiến tương tự sáng kiến đã được đề xuất để dập các đám cháy tại Brazil.

Trong vài tuần gần đây, cộng đồng quốc tế ngày càng dành nhiều sự quan tâm hơn đến tình hình Amazon khi các đám cháy tại rừng nhiệt đới này có dấu hiệu lan rộng. Bởi, rừng Amazon có khả năng hấp thụ lượng lớn carbon trong một hệ sinh thái phức tạp và đây cũng là khu vực đất liền đa dạng sinh học nhất trên Trái đất. Do đó, việc bảo vệ rừng Amazon là rất cần thiết nếu con người muốn hạn chế tác động của sự nóng lên toàn cầu.


Theo Nhandan

Các tin khác


Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Moldova, Gruzia thúc đẩy tiến trình gia nhập EU

Ngày 31/5, Phó Thủ tướng Moldova Nicu Popescu cho rằng Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ 2 sẽ là cơ hội để thể hiện Moldova sẵn sàng gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục