Theo kết quả thăm dò tính tới 18 giờ ngày 23/2, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đối lập đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn, đưa nhà lãnh đạo phe bảo thủ Friedrich Merz vào đường đua trở thành thủ tướng tiếp theo của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
Lãnh đạo đảng Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) Đức Friedrich Merz phát biểu vận động cử tri trước cuộc bầu cử Quốc hội tại Berlin, ngày 23/2/2025. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phóng viên TTXVN dẫn kết quả sơ bộ do kênh truyền hình công ZDF và ARD của Đức công bố tại thời điểm các điểm bầu cử đóng cửa cho biết với 29% liên minh CDU/CSU đã về nhất trong cuộc bầu cử diễn ra sớm 7 tháng so với kế hoạch. Đứng thứ hai là đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) với 19,6% cử tri ủng hộ, tiếp theo là đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của đương kim Thủ tướng Olaf Scholz với 16% cử tri ủng hộ. Đảng Xanh đứng thứ tư với 13,3% và đảng cánh tả Linke giành 8,6%. Trong khi đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Liên minh Sahra Wagenknecht (BSW) cực tả lần lượt giành được 4,9% và 4,8% số phiếu ủng hộ, dao động quanh mức 5% để có thể vào Quốc hội.
Kết quả này mở đường cho các cuộc đàm phán liên minh kéo dài và có khả năng sẽ là một liên minh ba bên bao gồm một hoặc hai trong số ba đảng từng là một phần trong liên minh không được lòng dân của Thủ tướng Olaf Scholz đã sụp đổ vào tháng 11 năm ngoái.
Ông Friedrich Merz, lãnh đạo liên minh CDU/CSU, 69 tuổi, chưa từng có kinh nghiệm làm việc trong chính phủ nhưng cam kết nếu trở thành người đứng đầu chính phủ sẽ làm tốt hơn người tiền nhiệm Scholz cũng như phối hợp nhiều hơn với các đồng minh chủ chốt, đưa nước Đức trở lại vị thế trung tâm của châu Âu.
Giới phân tích cho rằng những cuộc đàm phán thành lập chính phủ sắp tới chắc chắn sẽ rất khó khăn do bất đồng sâu sắc đã được thể hiện trong chiến dịch tranh cử vừa qua, đặc biệt là vấn đề kinh tế, di cư và cách đối phó với làn sóng cực hữu đang gia tăng mạnh mẽ. Tiến trình thành lập chính phủ khó khăn đồng nghĩa với việc ông Scholz phải giữ vai trò tạm quyền trong nhiều tháng, trong khi các chính sách cấp thiết để phục hồi nền kinh tế lớn nhất châu Âu sau hai năm suy thoái liên tiếp bị trì hoãn và các công ty phải vật lộn với các đối thủ toàn cầu. Điều này cũng sẽ tạo ra một khoảng trống lãnh đạo ngay tại trung tâm châu Âu.
Theo TTXVN
Ngày 21/2, Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản công bố các số liệu cho thấy giá tiêu dùng cốt lõi của nước này trong tháng 1 vừa qua tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước – tốc độ tăng nhanh nhất trong 19 tháng do giá gạo và năng lượng tăng cao.
Mỹ đã từ chối đồng bảo trợ một dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc đánh dấu ba năm kể từ khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biêt tại Ukraine.
Cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Mỹ và Nga tại Saudi Arabia không chỉ là một sự kiện ngoại giao hiếm hoi mà còn mang ý nghĩa chiến lược quan trọng. Riyadh đang khẳng định vai trò trung gian trong các vấn đề toàn cầu, từ xung đột Ukraine đến căng thẳng tại Trung Đông.
Sau khi được thông báo về kết quả cuộc hội đàm Nga-Mỹ tại Riyadh, Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh Moskva chưa từng đóng cánh cửa đàm phán hòa bình với Ukraine.
Giữa những thông tin trái ngược nhau về vị trí của tỷ phú Elon Musk tại Bộ Hiệu quả chính phủ (DOGE), Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trực tiếp đưa ra câu trả lời.
Tổng thống Donald Trump sẽ lần đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai đến Tòa án Tối cao, sử dụng đơn kháng cáo khẩn cấp để bảo vệ quyết định sa thải người đứng đầu một cơ quan giám sát đạo đức của chính phủ.