Hãng Tân Hoa ngày 24-3 đưa tin, nạn hạn hán ở vùng Tây Nam Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng và lan rộng, hiện 5 tỉnh là Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây bị ảnh hưởng nặng nề nhất, riêng tỉnh Vân Nam tổn thất về nông nghiệp đã lên tới hơn 20 tỷ nhân dân tệ (hơn 2,9 tỷ USD) khiến hàng chục triệu người thiếu nước uống. Hàng loạt con sông cạn khô tới đáy làm hoạt động giao thông trên sông đình trệ, nhiều tuyến đường thủy phải tạm ngưng hoạt động.

Cơ quan khí tượng quốc gia Trung Quốc dự đoán tình trạng khô hạn còn tiếp tục kéo dài và thời kỳ hạn hán ác liệt nhất sẽ từ tháng 4 đến tháng 6. Hiện, Chính phủ Trung Quốc đã phê chuẩn khoản chi 155 triệu nhân dân tệ chống hạn, Cơ quan phòng hộ quốc gia và Bộ Thủy lợi đã phái 18 nhóm công tác về các tỉnh để triển khai công tác phòng chống hạn hán.

Hồ chứa một trạm thủy điện ở Vân Nam cạn khô tới đáy.

Báo Trung Quốc, tờ Tân Kinh đăng bài của tác giả Uông Vĩnh Thần nhận định yếu tố “con người” là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Tây Nam Trung Quốc.

Bài viết có đoạn: “Thiên tai cũng giống như bệnh tật, không chỉ xuất hiện trong sớm chiều mà đã có một quá trình tích lũy lâu dài. Sự thay đổi khí hậu của một vùng có liên hệ mật thiết tới sự thay đổi về môi trường của chính khu vực đó. Vì lợi ích kinh tế, các tỉnh Tây Nam đã chặt bỏ rừng nguyên sinh rồi ra sức trồng các loại cây ngắn hạn như cao su, cây ăn quả mà các loại cây này được mệnh danh là “máy hút nước”, chúng khiến các mạch nước ngầm khô cạn.

Số liệu cho thấy diện tích trồng cao su và cây ăn quả ở Vân Nam hiện nay đã lên tới 30 triệu hécta, sự thay đổi hệ thống sinh thái rừng lớn như vậy chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới khô hạn. Không chỉ có vậy, những năm gần đây, việc xây dựng thủy điện ở khu vực Tây Nam ngày càng rầm rộ, mà thủy điện thì gây tác hại nghiêm trọng tới dòng chảy các con sông và môi trường lưu vực.

Vùng thượng nguồn sông Kim Sa hiện đã, đang và tiếp tục xây dựng hệ thống 8 nhà máy “thủy điện bậc thang”, việc tích trữ nước ở thượng nguồn không chỉ làm khu vực hạ lưu khô cạn mà còn làm mực nước hạ thấp. Đến nay, dung lượng nước của các đập thủy điện vùng Tây Nam đã lớn gấp hàng chục lần của đập Tam Hiệp, phát triển thủy điện quy mô lớn như thế cũng là nguyên nhân lớn dẫn tới khô hạn”.

Bài viết kết luận: “Khi xảy ra hạn hán việc cứu hộ là điều khẩn thiết. Song về lâu dài, tôi cho rằng cần phải xem xét lại nhận thức của chúng ta về việc phát triển khu vực miền Tây. Nếu cứ tiếp tục chặt rừng, chặn sông, đào mỏ thì hậu quả trong tương lai thật khôn lường!”. 

 

                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Nam Phi cử 400 lính cứu hỏa hỗ trợ dập cháy rừng ở Canada

Phóng viên TTVXN tại Nam Phi dẫn thông báo của Bộ Lâm nghiệp, Ngư nghiệp và Môi trường nước này ngày 2/6 cho biết Nam Phi sẽ gửi 400 lính cứu hỏa đến tỉnh bang Alberta của Canada để hỗ trợ công tác dập tắt các đám cháy rừng.

Trên 420 người tử vong do dịch tả ở Cameroon

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/6, Bộ Y tế Cameroon cho biết đã có thêm 26 người tử vong trong đợt bùng phát dịch tả đang hoành hành tại nước này trong hai tuần qua, nâng tổng số nạn nhân lên 426 người. Ngoài ra có khoảng 1.868 trường hợp được xác nhận mắc bệnh.

Nga phản ứng với biện pháp đáp trả của Mỹ về hiệp ước New START

Đại sứ quán Nga tại Mỹ cho biết các biện pháp đáp trả của Washington liên quan Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START) sẽ không làm thay đổi quan điểm của Moskva.

Tỉnh miền Trung Argentina tăng cường xúc tiến thương mại với ASEAN

Theo phóng viên TTVXN tại Buenos Aires, trong các ngày từ 31/5-2/6, Ủy ban Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Argentina (ACBA) đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Entre Ríos với mục đích thúc đẩy hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.

Tiếp diễn xung đột tại Sudan khiến 18 dân thường thiệt mạng

Theo hãng tin AFP, các cuộc pháo kích đã khiến 18 dân thường thiệt mạng tại một khu chợ ở thủ đô Khartoum của Sudan trong bối cảnh giao tranh giữa quân đội nước này với Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự đối địch không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Australia nỗ lực giúp bệnh nhân khắc phục chứng "COVID kéo dài"

Ngày 1/6, Australia đã chính thức bước vào mùa Đông trong khi nước này đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng số ca mắc COVID-19.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục