UNICEF, UNESCO và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hoan nghênh đạo luật nàyNgày 1-4, Ấn Độ đã đưa ra một chương trình lớn nhằm tạo điều kiện đến trường cho khoảng 10 triệu trẻ em nghèo đang ở ngoài hệ thống giáo dục. Theo đó, tất cả các bang ở nước này phải thực hiện chương trình giáo dục phổ cập miễn phí cho mọi trẻ em từ 6 đến 14 tuổi.

Hiện nay, theo hãng tin Reuters, 8 triệu trẻ em Ấn Độ trong độ tuổi nói trên vẫn còn chưa được đi học, dù nước này đã chi 3% ngân sách hằng năm cho việc giáo dục tiểu học và xây dựng trường lớp ở hầu hết mọi làng mạc. Bên cạnh đó, đất nước có dân số 1,2 tỉ người đã nâng tỉ lệ người biết chữ đến trên 64%.

Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy nhiều học sinh chỉ có thể đọc hoặc viết trong khi hầu hết các cơ sở trường học đều không thích hợp, giáo viên thì không được đào tạo.


Theo hãng tin AFP, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tuyên bố: “Hôm nay, chính phủ ra trước toàn dân để thực hiện lời hứa trao cho tất cả mọi con em chúng ta quyền được giáo dục tiểu học”.



Thầy giáo Kamalbhai Parmar (người đứng sát tấm bảng) tổ chức học trên vỉa hè ở thành phố Ahmedabad dành cho con em lao động nghèo. Ảnh: AFP


Ông nói về tầm quan trọng của việc học: “Tôi sinh ra trong một gia đình bình thường. Thuở nhỏ, tôi phải đi bộ một đoạn đường dài đến trường. Tôi học bài dưới ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu. Tôi được như hôm nay là nhờ đi học. Tôi mong muốn từng trẻ em Ấn Độ, cả gái lẫn trai, đều được hưởng ánh sáng của giáo dục. Tôi mong muốn mọi người dân Ấn Độ đều mơ về một tương lai tốt đẹp hơn và sống trong ước mơ đó”.


Chính quyền trung ương Ấn Độ đã dành 250 tỉ rupee (106.319 tỉ đồng) cho chương trình nói trên. Thế nhưng, các nhà bình luận cho rằng kế hoạch này có thể vướng vào tình trạng không thể hòa hợp giữa quyền lợi hợp pháp và thực tế, giống như các luật khác đã được ban hành.

Nhiều người tỏ ra nghi ngờ khả năng có thể mở rộng giáo dục đến mọi trẻ em bởi tình trạng thiếu giáo viên và trường học, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn.

 

                                                                                  Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục