Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (trái) gặp ông Alexei Miller, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Gazprom, hôm 21-6.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev (trái) gặp ông Alexei Miller, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Gazprom, hôm 21-6.

Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Gazprom (Nga) khẳng định việc cung cấp khí đốt cho châu Âu không bị ảnh hưởngTổng thống (TT) Nga Dmitry Medvedev hôm 21-6 ra lệnh cắt giảm 20% lượng khí đốt cung cấp cho Belarus do nước này không thanh toán khoản nợ 192 triệu USD tiền khí đốt. Tại cuộc gặp với ông Alexei Miller, Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc doanh Gazprom, TT Medvedev cho biết việc cắt giảm khí đốt cung cấp cho Belarus là nhằm bảo vệ quyền lợi của nước Nga.

Ông Miller cho biết kể từ 10 giờ ngày 21-6, lượng khí đốt cung cấp cho Belarus bị giảm 15%. Theo ông Miller, Gazprom đã bác bỏ đề nghị của Belarus về việc thanh toán món nợ bằng thiết bị và máy móc. Ông Miller cho biết thêm rằng các cuộc thương thảo về vấn đề nợ khí đốt vẫn tiếp tục diễn ra nhưng mức cắt giảm có thể tăng dần lên 85% nếu hai bên không tìm được giải pháp cho vấn đề này trong những ngày tới.
 
Vào tuần rồi, Gazprom cho biết Belarus vẫn còn nợ 192 triệu USD và dọa sẽ cắt giảm lượng khí đốt cung cấp cho họ nếu nước này không trả hết nợ. Đáp lại, theo hãng tin AFP, Belarus cáo buộc Gazprom vẫn còn nợ nước này khoảng 200 triệu USD tiền phí vận chuyển khí đốt cho châu Âu. Dù vậy, hôm 20-6, một phái đoàn của Belarus đã đến Moscow để thương thảo với Gazprom về vụ tranh cãi này.
 
Những tranh cãi về giá khí đốt giữa Nga và các nước láng giềng là mối lo ngại cho châu Âu. Vào đầu năm 2009, việc cung cấp khí đốt của Nga cho châu Âu bị gián đoạn trong gần 2 tuần sau khi Moscow bất đồng với Ukraine về vấn đề giá và vận chuyển khí đốt. Ông Miller đã lên tiếng trấn an rằng cuộc tranh cãi mới nhất với Belarus - nước hiện vận chuyển khoảng 20% lượng khí đốt xuất khẩu của Nga sang các khách hàng ở Tây Âu - sẽ không làm gián đoạn việc cung cấp khí đốt cho họ. Theo hãng tin RIA Novosti (Nga), người phát ngôn Bộ Năng lượng Belarus hôm 21-6 cho biết nước này bảo đảm việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu sẽ không bị gián đoạn.
 
                                                                                        Theo Báo NLĐ

Các tin khác


Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Tình hình kinh tế đáng lo ngại ở đất nước có lạm phát cao nhất thế giới

Ngày 12/4, Viện Thống kê và Điều tra quốc gia Argentina (INDEC) cho biết, tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 3/2024 đứng ở mức 11% so với tháng trước đó.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục