Anna Chapman.
Những tưởng vụ bê bối gián điệp Nga-Mỹ sẽ lắng xuống sau khi 2 nước kết thúc tốt đẹp cuộc trao đổi điệp viên hôm 9/7 tại sân bay quốc tế ở Vienne, Áo, nhưng lại được nhắc tới với những diễn biến khó lường.
Theo tạp chí Phố Wall số ra hôm 13/7, nhân viên của Cục Điều tra Liên bang (FBI) Mỹ đang điều tra một người đàn ông Nga, 23 tuổi (từ mùa thu năm 2009) sau khi danh tính của anh ta xuất hiện trong cuộc điều tra gián điệp kéo dài của họ. Điều này đồng nghĩa với việc, cơ quan chức năng Mỹ sẽ bắt nghi can thứ 12 liên quan tới vụ scandal gián điệp Nga-Mỹ.
Cũng theo tạp chí Phố Wall, không rõ điều gì khiến các nhân viên điều tra FBI quan tâm đến người đàn ông thứ 12 này sau khi 10 điệp viên vừa được Mỹ phóng thích hôm 8/7. Được biết, nghi can này nằm trong ống ngắm của FBI từ tháng 10/2009, nhưng tới nay mới bị điểm danh cho dù tên của anh ta vẫn được giữ kín.
Thông tin kể trên được đưa ra trùng với thời điểm giới truyền thông đề cập tới nguyên nhân khiến FBI quyết định bắt 10 điệp viên cho dù các quan chức Nhà Trắng được thông báo về mạng lưới gián điệp lần đầu tiên hồi tháng 2/2010, nhưng Tổng thống Barack Obama chỉ được báo cáo vào ngày 11/6.
Theo tờ Washington Post số ra ngày 12/7, chính cú điện thoại gọi cho cha của nữ điệp viên Anna Chapman hôm 26/6 đã khiến FBI quyết định động thủ. Trong cuộc điện đàm với cha, Anna Chapman đã bóng gió đề cập tới khả năng bị lộ và cần rời Mỹ ngay. FBI cho biết, Anna Chapman đã sử dụng một câu lạc bộ độc quyền trên internet để thiết lập những mối quan hệ với các nhà tài phiệt, lãnh đạo công nghiệp, người mẫu, nhà tài trợ sự kiện tại London để phục vụ cho công tác thu thập tin tức của mình. Mạng lưới bạn bè của Anna Chapman được liệt kê trên A Small World - một cộng đồng cá nhân trên mạng, chỉ dành cho những người có quan hệ bền chặt với một người khác.
Theo những thông tin trên trang LinkedIn, Anna Chapman là Giám đốc của PropertyFinder Ltd, trang web về bất động sản ở Moskva, Tây Ban Nha,
Một trong những chủ đề được giới chuyên môn quan tâm nhất hiện nay là tại sao cơ quan chức năng Mỹ đã tính đến vụ trao đổi điệp viên trước khi bắt 10 nghi can hôm 27/6. Chánh văn phòng Nhà Trắng Rahm Emanuel từng tuyên bố, quyết định trao đổi điệp viên là của cơ quan an ninh, không phải của Tổng thống Barack Obama.
Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Leon Panetta đã bố trí một cuộc nói chuyện thân mật với Giám đốc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR) Mikhail Fradkov ngay sau khi FBI bắt 11 nghi can kể trên. Sau đó, do diễn biến quá nhanh của tình hình nên CIA, FBI cùng các quan chức Bộ Tư pháp và Bộ Ngoại giao Mỹ đã phải họp liên tục qua cầu truyền hình để đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề nhạy cảm này.
Chỉ trong khoảng 10 ngày (từ 28/6 đến 8/7), một vụ gián điệp lớn đã được xử lý êm thấm là điều hy hữu trong hoạt động tình báo trên thế giới. Tuyên bố hôm 11/7 của Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder khiến dư luận quan tâm khi ông cho rằng, 10 điệp viên vừa bị trục xuất đã nhận được hàng trăm ngàn USD/người
Theo CAND
Một tổ chức khủng bố có liên quan tới mạng lưới Al-Qaida vừa lên tiếng nhận trách nhiệm vụ đánh bom khán giả xem World Cup tại Uganda.
Một quy định mới có hiệu lực từ ngày 11-7 yêu cầu quan chức phải báo cáo tài sản của bản thân và người thân hằng năm
“Các nhà hoạch định chính sách châu Á cần sẵn sàng đương đầu với những cú sốc kinh tế có khả năng xảy ra trong tương lai, gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu giống như cuộc khủng hoảng tại khu vực đồng tiền chung châu Âu”. Đó là nhận định của Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Dominique Strauss-Kahn đưa ra ngày 12-7 trong một hội nghị 2 ngày ở Hàn Quốc.
Một người đàn ông vác súng xông vào nhà máy sản xuất sợi quang ở bang New Mexico, Mỹ, rồi nã đạn làm 2 người chết và 4 người bị thương rồi tự sát.
7h sáng 11/7, cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản đã bắt đầu với khoảng 50.000 địa điểm bỏ phiếu. 100 triệu công dân Nhật Bản từ 20 tuổi trở lên đã đi bỏ phiếu để bầu chọn ra các ứng viên xứng đáng với chiếc ghế trong Thượng viện.
Trong năm tháng đầu năm 2010, Trung Quốc đã mua một lượng lớn trái phiếu do Chính phủ Nhật Bản phát hành, trị giá 14,3 tỷ USD, so với 2,8 tỷ USD năm 2005. Trung Quốc hiện có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới với hơn 2,45 nghìn tỷ USD tính tới cuối tháng 6, trong đó hai phần ba đầu tư vào trái phiếu Chính phủ Mỹ.