Biểu tình kêu gọi các quốc gia quyết tâm hơn để bảo vệ môi trường sống.

Biểu tình kêu gọi các quốc gia quyết tâm hơn để bảo vệ môi trường sống.

Hôm nay 11-12, Hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu lần thứ 16 (COP-16) diễn ra tại thành phố Cancun (Mexico) sẽ chính thức khép lại. Trước khi hội nghị diễn ra, nhiều người hy vọng tích cực về kết quả hội nghị. Thế nhưng, COP-16 vẫn mang đến một góc nhìn khác hơn về mục tiêu chung của các quốc gia, đòi hỏi các nước cần nhìn nhận vấn đề một cách thực tế hơn.

  • Còn bất đồng sâu sắc

Theo AFP, tại những cuộc thảo luận trong hơn 10 ngày qua ở Cancun, đại diện các quốc gia đều tỏ ra ôn hòa, không gay gắt như COP-15 hồi năm ngoái mặc dù trên thực tế vẫn còn nhiều bất đồng và những “dấu trừ” chưa khắc phục được. Nó ôn hòa đến mức đại diện của 190 quốc gia tham dự đã không đề cập việc phải giảm mức khí thải CO2 vì không muốn tạo sự căng thẳng.

Các nước giàu và nghèo hiện đang bất đồng sâu sắc về tương lai Nghị định thư Kyoto, một văn kiện quy trách nhiệm cho 40 nước phát triển cắt giảm khí thải trong giai đoạn đầu đến năm 2012. Đến nay, một trong những quốc gia phát ra lượng khí thải cao nhất là Mỹ vẫn chưa chịu ký Nghị định thư Kyoto.

Nhiều nước phát triển muốn các nền kinh tế mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ hành động nhiều hơn để kiểm soát khí thải, giám sát chặt hơn các chương trình giảm khí thải. Đáp lại, Bộ trưởng Môi trường Ấn Độ Jairam Ramesh tuyên bố sẽ chấp nhận các cam kết về cắt giảm khí thải CO2, qua đó từ bỏ chính sách được thực hiện trong 2 năm qua của nước này về chống biến đổi khí hậu. Nhật Bản, Nga và Canada vẫn giữ quan điểm không gia hạn Nghị định thư Kyoto, khi giai đoạn 1 kết thúc vào năm 2012, mà muốn một hiệp ước mới, ràng buộc cả các nền kinh tế mới nổi cùng hành động.

 

Điều này đã được dư luận cho là “phủ mây đen” lên không khí chung của COP-16. Tuy nhiên, các quốc gia này đã giải thích việc “tẩy chay” Nghị định thư Kyoto là cách thể hiện cứng rắn của họ, muốn tất cả phải có trách nhiệm hơn với các nước đối tác và quan trọng hơn là đối với “sức khỏe” của ngôi nhà chung.

Biểu tình kêu gọi các quốc gia quyết tâm hơn để bảo vệ môi trường sống. Ảnh: AFP

Trong khi đó, các nước đang phát triển cho rằng, các nước giàu thải phần lớn khí thải kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, nên cần gia hạn Nghị định thư Kyoto trước khi các nước nghèo tham gia ký kết vào văn kiện này. Những nước đang phát triển cũng bị buộc phải thực hiện nghiêm túc việc cắt giảm khí thải với sự hỗ trợ về vốn, công nghệ của các nước phát triển.

  • Cần những thỏa hiệp vừa sức

Phát biểu tại COP-16, Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã hối thúc các nước không nên đưa ra những đề xuất quá hoàn hảo rồi lại không quyết tâm thực hiện. Thay vào đó, mỗi thành viên cần đưa ra những giải pháp cụ thể, vừa với tầm kiểm soát của quốc gia mình để có thể tạo sự biến chuyển tích cực, từ đó nâng lên thành một hệ thống chung cho tất cả cùng tham gia thực hiện.

Đây là bài học mà ông Ban Ki-moon muốn các quốc gia cần nhận ra khi những hiệp định sâu rộng mà Tổng thống Mỹ B.Obama và lãnh đạo các nước vạch ra trong COP-15 tại Copenhagen đã không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bà Christiana Figueres, người đứng đầu Ban thư ký LHQ về chống biến đổi khí hậu cho rằng, đàm phán ở Cancun cần phải tiến tới một thỏa hiệp “vừa sức” với điều kiện của mọi quốc gia.

Như vậy, tất cả lại cùng sống với biến đổi khí hậu để chờ đến COP-17 diễn ra tại thành phố Durban của Nam Phi.

 

                                                                                      Theo SGGP

Các tin khác


LHQ kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza

Ngày 26/3, người phát ngôn Cơ quan cứu trợ của Liên hợp quốc dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA), ông Jens Laerke kêu gọi Israel rút lại lệnh cấm vận chuyển thực phẩm tới phía Bắc Gaza, khẳng định rằng người dân nơi đây đang phải đối mặt với nguy cơ chết vì đói.

Nga chiếm giữ các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk

Hôm 25/3, Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng nước này đã chiếm giữ được các vị trí thuận lợi ở khu vực Donetsk.

Xung đột Hamas-Israel: HĐBA LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức tại Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại New York, ngày 25/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã lần đầu tiên thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn tại Gaza.

Israel cân nhắc cho phép dân thường Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Ngày 24/3, Israel đã phát đi tín hiệu về khả năng cho phép những người Palestine phải đi lánh nạn có thể trở về nhà tại khu vực miền Bắc Dải Gaza. Đây cũng là một phần của tiến trình đàm phán nhằm thiết lập lệnh ngừng bắn tại khu vực này.

Vụ tấn công tại Moskva: Hai nghi phạm bị buộc tội khủng bố

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga ngày 24/3 đã đưa ra các cáo buộc đối với 2 người đàn ông bị tình nghi tham gia vụ tấn công khủng bố Nhà hát Crocus City Hall hôm 22/3.

Khi đau thương hóa thành sức mạnh

Ngày 24/3, nước Nga tổ chức quốc tang, tưởng nhớ hơn 130 người đã vĩnh viễn ra đi sau trong vụ tấn công khủng bố man rợ và đê hèn ở Moskva.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục