Tòa soạn báo Jyllands-Posten suýt trở thành nạn nhân của một vụ khủng bố “kiểu Mumbai”.

Tòa soạn báo Jyllands-Posten suýt trở thành nạn nhân của một vụ khủng bố “kiểu Mumbai”.

Những ngày cuối năm, châu Âu hoang mang khi hầu hết các phương tiện truyền thông đều đưa tin về các âm mưu khủng bố được ngăn chặn kịp thời ở châu lục này. Ngày 30-12, một quả bom đã phát nổ bên ngoài tòa án Athens của Hy Lạp gây hư hại nặng tòa nhà, may mắn không ai bị thương.

 

Ngày 29-12, Cơ quan tình báo Đan Mạch (PET) và Cơ quan tình báo Thụy Điển (Sapo) đã bắt giữ 5 phần tử tình nghi (4 người bị bắt ở Đan Mạch, 1 người bị bắt ở Thụy Điển) và ngăn chặn một âm mưu khủng bố được lên kế hoạch ở thủ đô Copenhaghen theo môtip loạt tấn công ở Mumbai, Ấn Độ năm 2008 làm 166 người chết.

Các phần tử trên bị tình nghi đang chuẩn bị thực hiện vụ tấn công tòa nhật báo “Jyllands-Posten” ở Copenhaghen, tờ báo cách đây ít năm đã cho đăng bức biếm họa Nhà tiên tri Muhammad của các tín đồ đạo Hồi, theo kịch bản dùng vũ lực xông vào tòa nhà của báo Jyllands-Posten để sát hại càng nhiều người càng tốt.

Tòa soạn báo Jyllands-Posten suýt trở thành nạn nhân của một vụ khủng bố “kiểu Mumbai”.

Cùng ngày, 2 quả bom nhỏ đã phát nổ trước trụ sở của đảng cánh hữu Liên đoàn Phương Bắc (LN) ở miền Bắc Italia, song không gây thương vong. Trước đó, truyền thông Italia đưa tin đã phát hiện một gói khả nghi tại Đại sứ quán Mỹ ở Vatican.

Các sự việc gây hoảng loạn trên diễn ra sau khi 2 quả bom giấu trong bưu kiện đã phát nổ tại Đại sứ quán Chile và Thụy Sĩ ở Rome ngày 24-12 làm 2 nhân viên bị thương. Một quả bom bưu kiện khác cũng được phát hiện tại Đại sứ quán Hy Lạp ở thủ đô Italia. Trước đó, hồi tháng 11, các cơ quan tình báo Mỹ và châu Âu vừa phối hợp phá âm mưu khủng bố hàng loạt địa điểm ở Anh, Pháp và Đức.

  • “Môi trường tốt” của các phần tử vô chính phủ

Sau vài thập kỷ im hơi lặng tiếng, các phần tử vô chính phủ ở châu Âu đang lợi dụng những căng thẳng xã hội phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính để gia tăng hoạt động trở lại. Thật ra, tình trạng này đã được báo động từ nhiều tháng trước, khi hàng loạt nước phải thi hành những biện pháp thắt lưng buộc bụng nhằm tránh rơi vào vết xe đổ khủng hoảng nợ nhà nước giống như Hy Lạp.

Theo cảnh báo của Cơ quan cảnh sát Liên minh châu Âu (Europol) hôm 28-12: “Những phong trào vô chính phủ ở châu Âu vốn có mục tiêu phá sập các định chế nhà nước và tài chính sau mấy thập niên im hơi lặng tiếng, nay đang trở nên bạo lực hơn và có sự điều phối với nhau”. Hoạt động có sự liên kết xuyên biên giới của các nhóm này trong năm 2009 đã tăng 43% so với năm trước và hơn gấp đôi so với năm 2007.

Tình hình lại càng thêm trầm trọng khi nhiều tổ chức vô chính phủ công khai nhận trách nhiệm về các vụ đánh bom bưu kiện mới đây ở châu Âu và kêu gọi mở rộng làn sóng này trên toàn cầu. Europol cho biết những bì thư chứa chất nổ do các phần tử vô chính phủ ở Italia gửi đến Đại sứ quán Thụy Sĩ, Chile và Hy Lạp ở nước này trước đó một ngày có mục đích bày tỏ “tình đoàn kết” với các phần tử vô chính phủ đang bị giới chức Hy Lạp tống giam.

Bằng chứng là trong thông báo nhận trách nhiệm về vụ đánh bom bưu kiện nhằm vào Đại sứ quán Chile, nhóm Liên đoàn những người vô chính phủ không chính thức (FAI) ở Italia tuyên bố sẽ hoạt động trở lại để hưởng ứng lời kêu gọi của “những người bạn” ở Hy Lạp để tổ chức một “cuộc cách mạng” trên phạm vi toàn cầu. Còn “chủ nhân” 14 bưu kiện chứa chất nổ được gửi đến các đại sứ quán nước ngoài ở Hy Lạp trong tháng trước là nhóm “Conspiracy Nuclei of Fire”, từng kêu gọi các nhóm vô chính phủ ở châu Âu tăng cường các cuộc tấn công trên toàn thế giới.

Các phần tử vô chính phủ sẽ lợi dụng mọi rắc rối về kinh tế, chính trị để mở rộng hoạt động. Người ta lo ngại châu Âu sẽ bị nhận chìm trong làn sóng bất ổn và bạo lực do những lực lượng vô chính phủ gây ra như hồi thập niên 1960 và 1970. 

 

                                                                                      Theo SGGP

 

 

Các tin khác


Hậu quả khó lường từ việc phong tỏa tài sản Nga

Việc đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương Nga đi kèm với những tác động về kinh tế, tài chính và địa chính trị.

Đại hội thành lập Liên hiệp Hội người Việt tại Đức

Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.

Sự thay đổi với vai trò địa chính trị của châu Âu

Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.

Biên giới Ukraine - Ba Lan tiếp tục bị phong tỏa

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.

Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu

Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.

Tác động của xung đột ở Gaza với mối quan hệ Nga - Israel

Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục