“Hôm nay, tôi có thể loan báo như đã hứa rằng phần còn lại của lính Mỹ trên đất Iraq sẽ trở về nhà vào cuối năm nay. Sau gần chín năm, cuộc chiến của Mỹ tại Iraq sẽ kết thúc” - Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21-10.

Hơn 4.400 lính Mỹ đã ngã xuống trên chiến trường Iraq  - Ảnh: nationalreview

Như vậy, 39.000 quân Mỹ sẽ rút khỏi Iraq, kết thúc cuộc chiến tốn kém kéo dài gần một thập niên, gây chia rẽ chính trị sâu sắc cho nước Mỹ và tạo ra hố xa cách với các nước đồng minh của Mỹ. Tại Afghanistan, 33.000 quân Mỹ sẽ rút khỏi nước này vào năm 2012, còn 68.000 quân sẽ được rút vào năm 2014.

Báo Le Monde ngày 21-10, trong bài “Nước Mỹ là nạn nhân của nỗi chán chường chiến tranh” đã nhắc lại sự phân chia phương Tây của Robert Kagan, nhà chính trị học Mỹ, vào năm 2003 khi tổng thống George W.Bush ra lệnh xâm chiếm Iraq. R.Kagan cho rằng: “Người Mỹ đến từ sao Hỏa, còn người châu Âu đến từ sao Kim” với hàm ý người Mỹ là những chiến binh, còn người châu Âu sẽ trở thành những người hòa bình.

Thế nhưng, sau cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, “những chiến binh giờ muốn nghỉ ngơi. Mỹ đang muốn càng nhanh càng tốt thoát khỏi cuộc xung đột vũ trang đã mười năm và không có hồi kết thúc. Người Mỹ đang tự hỏi lý do của sự can dự vào Iraq, Afghanistan và Libya là gì. Người Mỹ đang đau đớn bởi nỗi chán chường chiến tranh”...

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates, khi rời khỏi Lầu Năm Góc cũng đã nói: “Nước Mỹ đang mệt mỏi với mười năm chiến tranh này”. Vẫn theo Le Monde, có hai lý do giải thích “nỗi buồn chiến tranh” này. Một là, cuộc chiến này thiếu một chiến thắng vang dội và rõ ràng. Hai là, mối liên hệ giữa hai cuộc chiến tranh với tình hình kinh tế tồi tệ hiện nay của nước Mỹ.

Theo Reuters, cuộc chiến tại Iraq xem như đã kết thúc nhưng người Mỹ vẫn đang tự hỏi cuộc chiến này có đáng hay không. Tổn thất cho đến nay của hai cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan ước tính 1.300 tỉ USD. Chỉ tính riêng năm 2012, cái giá phải trả cho sự can thiệp ở Afghanistan sẽ lên đến 120 tỉ USD.

 

                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Tại sao ông Trump không phản đối gói viện trợ mới của Mỹ cho Ukraine?

Ông Trump có thể được hưởng lợi khi để Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine.

Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục