Các nhà lãnh đạo Nga, Đức và nhiều nước châu Âu vừa long trọng khánh thành Đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc trị giá 10,2 tỷ USD - một diễn biến đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga-EU.

 
Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức tham gia lễ “mở van” tại thành phố Lubmen.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev và Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tham gia nghi lễ “mở van” tại thành phố Lubmen của Đức, nơi đường ống lên khỏi mặt nước của Biển Baltic.

Khí đốt Nga được cung cấp trực tiếp cho châu Âu theo đường ống “Dòng chảy phương Bắc” bỏ qua các quốc gia quá cảnh và như vậy, nó cho phép Liên minh châu Âu không bị “vạ lây” mỗi khi quan hệ giữa Nga và Ukraina căng thẳng.

Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố, việc khởi động đường ống “Dòng chảy phương Bắc” đánh dấu giai đoạn mới trong quan hệ giữa Nga và EU.

“Đây là lần đầu tiên khí đốt Nga được cung cấp trực tiếp cho các nước Liên minh châu Âu. Đường ống này đáp ứng các tiêu chuẩn sinh thái nghiêm ngặt nhất. Nga hy vọng rằng Liên minh châu Âu sẽ có thể vượt khỏi những khó khăn, và đến năm 2020 nhu cầu về gas sẽ gia tăng đến 200 tỷ mét khối/năm”, ông nói.

Hành trình đường ống đi qua đáy biển Baltic từ vịnh Portovaya (gần thành phố Vyborg, Liên bang Nga) đến bờ biển Đức (khu vực Greisfwald).

Đường ống “Dòng chảy phương Bắc” có chiều dài hơn 1200 km. Công suất của nhánh thứ nhất là 27,5 tỷ mét khối /năm. Sau khi đưa vào hoạt động nhánh thứ hai, khả năng vận chuyển khí đốt sẽ tăng đến 55 tỷ mét khối/năm.

Cho đến nay, phần chủ yếu khối lượng khí đốt từ Nga xuất qua các nước Liên minh châu Âu phải trung chuyển qua Ukraina, và chính quyền Kiev nhiều khi không ngần ngại khóa đường ống này để gây sức ép, mỗi khi tranh chấp bùng lên với nước Nga láng giềng.

Như vậy, tuyến dẫn khí Dòng chảy phương Bắc có lợi cho cả Nga lẫn Liên minh châu Âu vì giúp cho giao dịch giữa hai bên trong địa hạt mua bán khí đốt được ổn định nhiều hơn. Tuy nhiên, một vài tiếng nói đã vang lên bày tỏ nỗi quan ngại trước khả năng châu Âu bị lệ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga.

Nga hiện cung cấp 25% khí đốt của châu Âu.

 
Theo RIA, AP
 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục