Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd cảnh báo Trung Quốc không nên xen vào các quyết định chính sách an ninh của nước này.

Ngày 16.11, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Úc Julia Gillard công bố chi tiết về thỏa thuận hợp tác quân sự mới giữa hai nước. Cụ thể, máy bay chiến đấu, tàu chiến và tàu ngầm Mỹ sẽ tăng cường hiện diện ở lãnh thổ phía bắc và khu vực Tây Úc, theo báo The Sydney Morning Herald. Ngoài ra, bắt đầu từ năm 2012, 250 lính thủy đánh bộ Mỹ sẽ đến thành phố Darwin, phía bắc Úc vào mỗi mùa khô để diễn tập và con số này sẽ tăng lên 2.500 vào năm 2016-2017. “Thỏa thuận này gửi tín hiệu tới khu vực rằng Mỹ không chỉ muốn duy trì mà còn tăng cường sự diện hiện của mình ở châu Á - Thái Bình Dương. Úc cũng muốn nâng cao quan hệ đồng minh với Mỹ”, Sydney Morning Herald dẫn lời một quan chức của Canberra nhận định.

Sau khi thỏa thuận trên được công bố, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vị Dân lập tức lên tiếng: “Đang có tranh cãi về việc liệu tăng cường và mở rộng liên minh quân sự có phải là động thái thích hợp hay không”, theo tờ Financial Times. Cùng lúc tờ Thời báo Hoàn Cầu lớn tiếng: “Nếu dùng căn cứ quân sự của mình để hỗ trợ Mỹ gây tổn hại lợi ích Trung Quốc, Úc sẽ mắc kẹt trong bất đồng Mỹ - Trung. Ít ra Úc nên ngăn chặn một số thứ trước khi chúng vượt tầm kiểm soát”.

Đáp lại, tối 17.11, Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd tuyên bố trên Đài ABC rằng nước này sẽ không thay đổi lập trường trong việc thắt chặt quan hệ quân sự với Mỹ. “Chúng tôi sẽ không để chính sách an ninh quốc gia của mình bị chi phối bởi bất cứ thế lực bên ngoài nào. Đó là vấn đề chủ quyền đối với Úc. Chúng tôi không tìm cách ra lệnh cho người Trung Quốc về chính sách an ninh của họ. Do đó, vấn đề này phải được dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”, ông Rudd nhấn mạnh.

Lo ngại trạm quan sát Trung Quốc

Trong khi đó, cũng có nhiều quan ngại về việc Trung Quốc đang sử dụng một trạm quan sát vệ tinh ở vùng Tây Úc. Chính phủ Úc thành lập trạm quan sát này ở Mingenew, cách thành phố Perth 400 km về phía bắc vào năm 2009 và đồng ý cho Trung Quốc sử dụng để quan sát các vệ tinh của Bắc Kinh. Tuy nhiên, việc Trung Quốc dùng trạm Mingenew chỉ được tiết lộ sau khi báo South China Morning Post của Hồng Kông ngày 5.11 dẫn lời chuyên gia Tạ Kinh Ổn thuộc Chương trình không gian Trung Quốc cho hay nước này đã đưa Úc vào mạng lưới toàn cầu về trạm quan sát của mình. Canberra sau đó cũng xác nhận tuyên bố của Bắc Kinh rằng trạm quan sát Mingenew đã được dùng để theo dõi tàu không gian Thần Châu 8, được phóng ngày 1.11.

Báo The Australian dẫn lời chuyên gia về gián điệp không gian hàng đầu Des Ball cho rằng trạm Mingenew có thể đang được quân đội Trung Quốc sử dụng để hỗ trợ định vị tàu chiến của Úc và Mỹ. “Trạm này sẽ hỗ trợ các thiết bị theo dõi trong không gian của Trung Quốc định vị chính xác hơn những tín hiệu điện tử phát ra từ tàu sân bay, tàu khu trục và tàu chiến khác”, ông Ball nhận định. Chuyên gia này, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc phòng và chiến lược Canberra, nói thêm cả 8 tàu không gian Thần Châu của Trung Quốc có thể được gắn các thiết bị theo dõi tinh vi và được dùng bí mật cho mục đích quân sự.

Ngay sau đó, một phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Canberra lập tức bác bỏ cáo buộc về việc nước này dùng trạm Mingenew cho mục đích quân sự. Tờ The Sydney Morning Herald thì dẫn lời một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Úc khẳng định trạm này chỉ được dùng cho mục đích thương mại và dân sự. Tuy nhiên, giới chức Canberra từ chối xác nhận tổ chức Tổng kiểm soát theo dõi và phóng vệ tinh Trung Quốc (CLTC), đơn vị đang sử dụng trạm Mingenew, là tổ chức dân sự hay quân sự.

Giới chức Úc cũng đã không tư vấn với Mỹ về việc cho Trung Quốc sử dụng trạm Mingenew, theo báo Wall Street Journal. Tuy nhiên, Washington vẫn chưa có phản ứng về vụ này dù giới chức Mỹ từng lo ngại chương trình không gian của Trung Quốc có mục đích quân sự.

 

                                                             Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Nga: Nước lũ dâng nhanh, trên 125.000 người phải sơ tán

Ngày 16/4, giới chức Nga cho biết mực nước trên các con sông ở khu vực giao giữa dãy núi Ural và Tây Nam Siberia của nước này tiếp tục dâng nhanh, khiến hàng trăm ngôi nhà chìm trong biển nước, người dân rơi vào cảnh mất điện và phải sơ tán khẩn cấp.

Ai Cập kêu gọi tăng cường viện trợ cho phía Bắc Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 15/4, Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry đã kêu gọi tăng cường viện trợ cho Dải Gaza, đặc biệt là ở phía Bắc, trong cuộc họp tại Cairo với Điều phối viên cấp cao về nhân đạo và tái thiết tại Dải Gaza của Liên hợp quốc (LHQ), bà Sigrid Kaag.

Sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá dầu châu Á đi xuống, bất chấp mối lo ngại sau cuộc tấn công trả đũa của Iran nhằm vào Israel.

Liên hợp quốc tìm cách tháo ngòi “thùng thuốc súng”Trung Đông

Theo phóng viên TTXVN tại New York, chiều 14/4 (giờ địa phương), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã tổ chức phiên họp khẩn về tình hình Trung Đông, trọng tâm là vụ Iran tấn công trả đũa Israel hôm 13/3.

Hệ thống phòng không Israel căng mình chống tên lửa, máy bay không người lái Iran

Tối 13/4, Iran đã phóng loạt tên lửa và máy bay không người lái hướng đến lãnh thổ Israel.

Hàng không Mỹ đề xuất hạn chế cấp phép cho các chuyến bay từ Trung Quốc

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, các hãng hàng không lớn của Mỹ và một số nghiệp đoàn đang yêu cầu chính quyền Tổng thống Joe Biden ngừng phê duyệt thêm chuyến bay giữa Mỹ và Trung Quốc do chính sách "chống cạnh tranh” mà Trung Quốc áp đặt lên các hãng hàng không Mỹ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục