Theo TTXVN, ngày 19-9 (theo giờ Việt Nam), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã bất ngờ tuyên bố giữ nguyên quy mô chương trình nới lỏng định lượng (QE3) trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đã bắt đầu khởi sắc. Phát biểu sau cuộc họp kéo dài hai ngày của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC), Chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke nói rằng Fed sẽ xem xét đưa ra quyết định cuối cùng vào cuối năm nay.

 

Lý do hoãn cắt giảm QE

Theo các chuyên gia tài chính, Fed trì hoãn cắt giảm QE bởi một số lý do sau: Một là, kinh tế Mỹ vẫn trong tình trạng hồi phục yếu ớt, tăng trưởng trong năm 2013 chỉ đạt 2,0-2,3%, giảm nhẹ so với mức dự báo trước đó (2,3-2,6%). Năm 2014, mức tăng trưởng cũng được dự báo giảm từ 3,0-3,5% xuống còn 2,9-3,1%. Tỷ lệ thất nghiệp tuy giảm nhưng vẫn ở mức 7,3%, số người tham gia lực lượng lao động chỉ còn 63,2% vào tháng 8 – thấp nhất trong vòng 35 năm qua.

Hai là, nếu rút QE, đồng USD sẽ tăng giá, dòng tiền sẽ quay trở lại Mỹ, xuất khẩu của Mỹ sẽ bị thu hẹp ảnh hưởng nặng nề tới giới kinh doanh. Chính sách tài khóa tiếp tục có xung đột với chính sách tiền tệ. Thuế tăng, chi tiêu giảm khiến tăng trưởng cũng giảm theo. Việc dỡ bỏ hạn mức chi tiêu khi năm tài khóa mới bắt đầu vào ngày 1-10 tới không thể thực hiện được. Và cuộc chiến cắt giảm chi tiêu hay nâng trần nợ công lại diễn ra gây rủi ro cho Chính phủ của Tổng thống Obama.

Ba là, trong bối cảnh hiện nay, bất cứ hành động nào làm tổn thương tới kinh tế đều dẫn đến suy giảm uy tín của Tổng thống Obama, nên Fed luôn luôn nhấn mạnh việc giảm bớt quy mô QE không đồng nghĩa với việc chấm dứt QE. Và chừng nào Fed còn mua tài sản thì bảng cân đối kế toán của Fed còn tăng và chính sách tiền tệ tiếp tục được nới lỏng. Fed vẫn cam kết giữ lãi suất liên bang ở mức 0% cho đến khi khi tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 6,5%.

Giới phân tích cho rằng, nếu Fed rút QE quá nhanh sẽ khiến lãi suất trên thị trường tăng mạnh, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng của người dân đều giảm sút, tạo sức ép lớn hơn đối với vấn đề việc làm, gây cản trở sự phục hồi của kinh tế Mỹ. Vì thế, hãng quản lý và tư vấn tài chính hàng đầu thế giới Merrill Lynch, dự đoán sớm nhất cũng phải vào cuối năm nay Fed mới bắt đầu cắt giảm QE3.

Tác động đến thị trường

Ngay sau công bố của Fed, thị trường chứng khoán Mỹ đã có phản ứng tích cực, các chỉ số chứng khoán chính trên sàn giao dịch New York đồng loạt tăng điểm lên mức cao nhất từ trước đến nay.

Chỉ số Dow Jones tăng 147,21 điểm, tức 0,95% lên 15.676,94 điểm, cao hơn 18 điểm so với mức kỉ lục ngày 2-8-2013. Chỉ số S&P 500 tăng vọt 20,76 điểm, tức 1.22% lên mức 1.725,52 điểm. Chỉ số công nghiệp Nasdaq tăng 37,94 điểm, tức 1,01% lên 3.783,64 điểm. Chỉ số hàng hoá Thomson-Reuters CRB tăng khoảng 1%. Tất cả các chỉ số này đều biến động ở mức thấp trước khi Fed ra quyết định cuối cùng ngày 19-9.

Thị trường vàng cũng trở nên sôi động hơn, tại sàn COMEX, giá vàng giao ngay tăng 4,2% lên giao dịch ở mức 1.364,26 USD/ounce, mức tăng cao nhất kể từ tháng 1-2012. Giá vàng đã hồi phục khoảng 70 USD (5,5%) từ mức 1.291,34 USD/ounce, thấp nhất trong vòng sáu tuần qua. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 12-2013 chốt phiên giảm 1,8 USD xuống 1.307,60 USD/ounce. Vàng hiện đã vượt ngưỡng 1.350 USD/ounce.

Tại châu Á, sáng ngày 19-9 giá vàng gần chạm mức cao nhất trong một tuần qua tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngay giao dịch ở mức 1.362,66 USD/ounce, trong khi giá vàng kỳ hạn tăng 4,6%.

Vẫn quan ngại về hậu QE

Theo nhận định của giới chuyên gia, các nhà đầu tư đã có những động thái quyết liệt nhằm xác định lại kỳ vọng về chính sách của Fed và không đưa ra bất kỳ nhận định nào về chính sách thời kỳ hậu QE.

Chủ tịch Fed lo ngại rằng sự “thắt chặt nhanh chóng của điều kiện tài chính trong vài tháng trở lại đây có thể làm chậm lại quá trình tăng trưởng và vấn đề này có thể trở nên nghiêm trọng nếu như các điều kiện bị thắt chặt hơn nữa.” Lãi suất trái phiếu và thế chấp tăng 1% kể từ tháng 5 trong khi thị trường địa ốc hạ nhiệt phản ứng trái chiều khiến Fed phải cân nhắc vấn đề kỹ càng hơn.

Hầu hết các quan chức của Fed đều dự kiến tăng lãi suất vào năm 2015, nhưng Chủ tịch Ben Bernanke lại cho rằng sẽ không tăng lãi suất chừng nào lạm phát còn dưới mục tiêu 2% mà theo dự đoán của Fed có thể còn kéo dài đến năm 2016.

Các nhà đầu tư lo ngại về việc bảng cân đối tài sản của Fed đã phình to lên mức 3,6 nghìn tỷ USD và lãi suất ở mức 0% kể từ năm 2008 đến nay nhưng kết quả thu được không như mong đợi. Theo thống kê của Cục dân số Mỹ (17-9), tỷ lệ thu nhập hộ gia đình ở Mỹ không giảm từ năm 2011 đến 2012. Đây là một tín hiệu tích cực, nhưng tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập lại gia tăng đến mức tồi tệ.

Giáo sư Emmanuel Saez của Đại học California, Berkeley cho biết “10% dân số giàu nhất đã chiếm phần lớn nhất của thu nhập kể từ năm 1917. Một phần của hiện tượng này là do gói QE vốn có tác động rất tích cực với thị trường chứng khoán và giới thượng lưu. QE hoạt động theo cơ chế kích thích tài sản địa ốc và chi tiêu, việc làm nhưng tác động không đồng đều lên toàn bộ nền kinh tế. Và hiện tượng này sẽ còn tiếp diễn”.

Như vậy, sau nhiều đồn đoán, Fed lại đưa ra quyết định trì hoãn cắt giảm gói QE và bỏ ngỏ thời hạn cuối cùng rằng: “Chúng tôi có thể sẽ hành động vào cuối năm nay nếu kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng và các nhà hoạch định chính sách của Fed tin chắc hơn và các nhận định của họ”.

Tuyên bố của ông Ben Bernanke, khiến giới chuyên gia về dự báo vẫn quan ngại về tương lại của thị trường thời kỳ hậu QE. Vì thế, hoãn cắt giảm QE3, thị trường vẫn “thấp thỏm”.

 

                                                                          Theo Báo ND

 

Các tin khác


Đức gây áp lực để Mỹ cung cấp thêm hệ thống Patriot cho Ukraine

Dẫn các nguồn thạo tin, Bloomberg cho biết Đức đang gây áp lực buộc Mỹ phải cung cấp thêm ít nhất một hệ thống Patriot cho Ukraine.

G7 có thể mất 10 năm mới bắt kịp sản lượng nhiên liệu hạt nhân của Nga

Chuyên gia hạt nhân Nga nói rằng Mỹ và nhóm G7 đã tuyên bố sẽ chấm dứt nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng các nền kinh tế hàng đầu phương Tây vẫn tụt hậu so với Moskva về các công nghệ nguyên tử mới.

Nga mời tất cả các nước tham gia dự án tạo hành lang giao thông Bắc - Nam

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 22/4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã mời tất cả các quốc gia quan tâm tham gia vào dự án tạo ra hành lang giao thông Bắc - Nam, kết nối Vịnh Ba Tư với Biển Bắc Băng Dương.

ASEAN tăng cường hợp tác về sở hữu trí tuệ

Ngày 22/4, tại thành phố Đà Nẵng, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức cuộc họp lần thứ 72 Nhóm Công tác về Hợp tác Sở hữu trí tuệ các nước ASEAN (AWGIPC 72) và các sự kiện bên lề. Hoạt động nhằm thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên ASEAN trong hợp tác ASEAN về sở hữu trí tuệ.

Tương lai không còn ''ô nhiễm trắng''

"Ngay trong ngôi nhà của mình, bạn có thể thấy rất nhiều thứ, từ vỏ bọc thực phẩm, chậu hoa cho đến các loại dụng cụ, đều bằng nhựa. Nhựa sẽ đi đâu sau khi không được sử dụng nữa? Chúng không bị phân hủy. Kể cả khi được chôn lấp, nhựa vẫn tồn tại hàng trăm năm và các hạt vi nhựa sẽ làm ô nhiễm hệ sinh thái xung quanh".

Tổng tham mưu trưởng IDF phê duyệt kế hoạch tiếp tục chiến dịch ở Gaza

Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi đã phê duyệt các kế hoạch tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục