(HBĐT) - "Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 ở tỉnh ta đã diễn ra nghiêm túc, trách nhiệm, an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Kết quả kỳ thi được đánh giá phản ánh đúng, nghiêm túc, thực chất chất lượng học sinh.” Đó là nhận định của đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm nay.


Theo số liệu do Sở GD&ĐT công bố, trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua toàn tỉnh có 7.942 thí sinh đăng ký dự thi, có 7.897 thí sinh dự thi, 45 thí sinh bỏ thi.

Trong đó có 7.498 thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp THPT, 7.491 thí sinh đăng ký xét tốt nghiệp. Kết quả có 7.262 thí sinh được công nhận tốt nghiệp THPT (chiếm 96,94%). Có 6.957 thí sinh THPT dự thi, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 97,71%; 419 thí sinh khối Trung tâm GDTX dự thi, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 92,6%; 115 thí sinh tự do dự thi, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 66,08%.

Như vậy, tuy kỳ thi năm nay được đánh giá nghiêm túc với nhiều đổi mới trong hình thức thi, cách bố trí đề thi, phương pháp chấm thi nhưng tỉ lệ tốt nghiệp THPT tỉnh ta vẫn đảm bảo ở mức cao, chỉ giảm 0,19% so với năm 2016 có tỷ lệ tốt nghiệp THPT 97,13%.


Thí sịnh dự thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 tại điểm thi trường THPT Thạch Yên (Cao Phong)

Bên cạnh các trường chất lượng cao, vùng thuận lợi có tỷ lệ tốt nghiệp thường xuyên đạt 100% như: THPT chuyên Hoàng Văn Thụ, PT DTNT THPT tỉnh…thì nhiều trường vùng khó khăn như: THPT Lũng Vân (Tân Lạc), THPT Sào Báy (Kim Bôi), PT DTNT THCS&THPT Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có tỉ lệ tốt nghiệp đạt 100%; THPT Mai Châu B (đạt 99,24%); THPT Yên Hòa (Đà Bắc) (98,88%)…

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đào Tuấn Sơn, Hiệu trưởng Trường THPT Lũng Vân cho biết: Năm nay, nhà trường có 71 học sinh đăng ký dự thi xét tốt nghiệp THPT năm 2017. Các em đều là học sinh người dân tộc thiểu số thuộc xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Tân Lạc. Khó khăn đặt ra là mặt bằng năng lực kiến thức nói chung của các em chỉ ở mức trung bình. Trong khi kỳ thi năm nay có rất nhiều đổi mới, bài thi chủ yếu thi theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏi thí sinh phải nắm chắc kiến thức, chủ động và nhanh chóng đưa ra câu trả lời. Mỗi thí sinh có 1 mã đề thi khác nhau nên tuyệt đối không có chuyện trao đổi, quay cóp. Trong quá trình ôn thi, nhà trường đã xác định rõ tinh thần cho học sinh. Nhìn chung, học sinh, chăm chỉ, tích cực ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, phụ huynh ngày càng quan tâm đến việc học của con em. Theo kế hoạch nhà trường tiến hành ôn tập đến hết tháng 5 nhưng phụ huynh đã đề nghị tổ chức ôn tập cho các em đến sát ngày thi. Do đó, trong kỳ thi vừa qua, 100% thí sinh của nhà trường tham gia dự thi đều đạt kết quả như mong đợi. Các em đều được xét tốt nghiệp THPT. Toàn trường có trên 60% thí sinh dự kiến sẽ có điểm khối C trên điểm sàn xét tuyển CĐ, ĐH.

Nếu như ở khối các trường THPT, tỷ lệ tốt nghiệp chênh lệch không quá nhiều, trường có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thấp nhất là THPT Mường Chiềng với 91,23% thì ở khối GDTX sự chênh lệch lại khá lớn. Các Trung tâm GDTX như Kỳ Sơn, Yên Thủy có 100% thí sinh dự thi được công nhận tốt nghiệp nhưng Trung tâm GDTX Lương Sơn chỉ có 83,33% thí sinh dự thi được công nhận tốt nghiệp, tỉ lệ này ở Trung tâm GDTX huyện Đà Bắc là 84,62%, Trung tâm GDTX huyện Cao Phong là 88,89%.

Một điểm cũng cần lưu ý trong kết quả thi THPT Quốc gia năm nay đó là số thí sinh của tỉnh ta đăng ký dự thi tổ hợp bài thi KH-XH gấp đôi số thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp bài thi KHTN (6.759/3.125). Theo đánh giá của đồng chí Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Đức Lương thì: "Năm nay là năm đầu tiên các môn lịch sử, địa lý, GDCD thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan với đề thi chuẩn hóa. Đề thi trắc nghiệm có sự khác biệt cơ bản so với đề thi tự luận. Tuy nhiên, nhờ có sự chủ động điều chỉnh trong việc ôn tập, tổ chức cho các em thi thử, làm quen với đề thi mẫu, do vậy kết quả thi đảm bảo yêu cầu đặt ra. Toàn tỉnh có 28 bài thi đạt điểm 10, trong đó có cả các bài thi môn lịch sử, địa lý; 15 thí sinh có tổng điểm các bài thi tổ hợp khối C (chưa cộng điểm ưu tiên) đạt từ 27 điểm trở lên.

Điểm thi đã được công bố, theo quy định của Bộ GD&ĐT thí sinh có quyền đăng ký thay đổi nguyện vọng xét tuyển 1 lần. Thời gian đăng ký trực tuyến từ ngày 15/7 đến hết ngày 21/7; thời gian đăng ký tại các điểm đăng ký dự thi từ 15/7 đến hết ngày 23/7.


                                                                                            Dương Liễu

Các tin khác


Du học Nhật Bản - thêm sự lựa chọn cho học sinh tốt nghiệp THPT

(HBĐT) - Sau khi có kết quả thi THPT quốc gia năm 2017, các em đang đứng trước rất nhiều lựa chọn. Nộp hồ sơ xét tuyển vào trường chuyên nghiệp, đi học nghề, xin vào làm việc tại các doanh nghiệp tuyển lao động phổ thông, giúp đỡ gia đình phát triển kinh tế... Ngoài ra, những năm gần đây, xu hướng cho con đi du học cũng xuất hiện và ngày càng được nhiều gia đình trên địa bàn tỉnh quan tâm. Du học theo hình thức vừa học, vừa làm tại Nhật Bản là một trong những lựa chọn đáng để phụ huynh và học sinh lưu tâm.

Nữ sinh đạt 2 điểm 10 viết tiếp những ước mơ dang dở

(HBĐT) - Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, cô học trò Đinh Ngọc Thảo, dân tộc Mường, học sinh trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh đã đạt 2 điểm 10 môn lịch sử và địa lý. Ngoài ra, môn toán em được 9,4 điểm, môn văn đạt 8,75 điểm, môn GDCD 9,5 điểm, môn tiếng Anh 9,6 điểm. Với môn khối C, Thảo đăng ký thi Học viện An ninh, em đạt 31,5 điểm. Có thể nói em là một trong những học sinh giỏi toàn diện. Nhưng để được thành tích này là sự nỗ lực không ngừng của em và thực hiện lời hứa với anh trai.

Công bố điểm sàn năm 2017: 15,5 điểm cho tất cả các khối

Ngày 12-7, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào đại học năm 2017 (điểm sàn). Mức điểm sàn cho tất cả các khối thi năm nay là 15,5 điểm, cao nhất từ trước tới nay, kể cả so với khi thực hiện thi "ba chung".

Đại hội Hội khuyến học huyện Cao Phong lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 – 2022

(HBĐT) - Ngày 11/7, Hội khuyến học Cao Phong tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017 - 2022. Tới dự có lãnh đạo Hội khuyến học tỉnh, lãnh đạo huyện; các ban, ngành, đoàn thể và hơn 100 đại biểu đại diện xã, thị trấn, trường học trên địa bàn huyện về dự.

“Trồng người” nơi vùng đất khó

(HBĐT) - Xã Nà Mèo ở khu vực đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu, cách trung tâm huyện hơn 10 km, chủ yếu là đường rừng. Thu nhập trung bình chưa đạt 10 triệu đồng/người/năm, cuộc sống người dân chủ yếu bám vào ruộng ngô, ruộng sắn… Tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 75%. Thời gian trước đây, việc huy động trẻ đến trường gặp muôn vàn khó khăn do phụ huynh mải làm kinh tế, ít có thời gian chăm lo đến việc học của con em. Với mục tiêu đem con chữ đến với trẻ em nơi đây, tập thể cán bộ, giáo viên cùng chung sức với chính quyền nỗ lực không ngừng, vượt qua trở ngại hoàn thành tốt nhiệm vụ "trồng người” nơi vùng đất khó.

Thí sinh không nên chạy theo trào lưu mà thay đổi nguyện vọng“

"Thí sinh cần đăng ký ngành học theo năng lực, phổ điểm của mình chứ không nên chạy theo trào lưu mà thay đổi nguyện vọng chạy theo ngành học "hot".

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục