(HBĐT) - Trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, Lê Trần Duy Linh, trường THPT Lạc Sơn là 1 trong 2 học sinh của tỉnh đạt được 2 điểm 10 là môn sinh học và hóa học. Nhưng ít ai biết được để có thành tích này ngoài học bạn, học thầy, cô giáo, em còn học được là nhờ mạng Internet.


Góc học tập của Lê Trần Duy Linh chỉ có tài liệu và chiếc máy tính.

Sau vài ngày công bố điểm thi, chúng tôi về Lạc Sơn gặp Linh. Với dáng vẻ thư sinh, Linh khiêm nhường không muốn khoe khoang về thành tích học tập của mình. Anh Lê Duy Tiên, bố Linh chia sẻ: Mọi thành tích đều do sự giúp đỡ của thầy cô ở nhà trường và cháu tự học là chính. Những năm học tiểu học tôi và vợ thỉnh thoảng kèm cháu học. Đến năm THCS trở đi vợ chồng tôi không dạy cháu học được. Thứ nhất là bận công việc, thứ hai vì kiến thức bây giờ khác trước. Vợ chồng tôi động viên cháu, tạo điều kiện về thời gian và vật chất để cháu học. Gia đình chỉ định hướng cho cháu. Mọi việc học hành, chọn ngành nghề do cháu quyết định.

Khi hỏi về kinh nghiệm học tập, Linh chia sẻ: Mỗi người có một bí quyết và cách học riêng. Trên lớp cháu luôn tập trung lắng nghe bài giảng của thầy, cô giáo, học đến đâu nắm chắc kiến thức đến đó. Với cháu, những môn học tự nhiên trước tiên phải chăm chú nghe thầy, cô giảng bài, nắm vững kiến thức căn bản. Ngoài ra, cháu tự học là chính. Cháu luôn rèn sự kiên trì và nỗ lực hết mình trong học tập. Cháu học qua sách vở, tài liệu và học trên mạng. Phần lớn những cách giải hay, phương pháp giải quyết vấn đề hoặc kiến thức bổ ích đều có trên mạng.

Từ THCS Linh đã sử dụng vi tính là công cụ học tập hữu hiệu của mình. Qua mạng, Linh tìm được nhiều cách giải bài hay, khoa học mà các bạn cùng lứa tuổi hay các thầy, cô khác viết. Những trang Linh hay học là học mãi, Moon, Qstar, nhóm hoạt động facebook.

Cô Mai Kim Phượng, giáo viên dạy môn toán trường THPT Lạc Sơn cho biết: Trong hơn 10 năm giảng dạy ở trường, tôi thấy Linh là 1 trong 2 em từ trước tới nay nổi trội hơn hẳn. Ngoài môn toán và các môn tự nhiên khác, nhiều thầy, cô nhận xét ở lớp em học nghiêm túc, tiếp thu kiến thức nhanh, chịu khó và khả năng tự học, tự tìm tòi kiến thức cao. Sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường và sự hướng dẫn nhiệt tình giảng dạy của các thầy cô giáo bộ môn và những nỗ lực tự học của bản thân đã giúp em đạt được thành tích như ngày hôm nay.

Chia sẻ về những dự định của mình trong tương lai, Linh cho biết: Em đã đỗ vào trường Đại học Y Hà Nội và dự định học ngoại khoa. Em muốn sau này trở thành bác sĩ để giúp đỡ nhiều người.

 


                                                                              Việt Lâm


Các tin khác


Thành tích 55 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành

(HBĐT) - * Giai đoạn trường Thanh niên lao động XHCN (1958-1990) - Năm 1961 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. - Năm 1967 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhì. - Năm 1972 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng ba. - Năm 1975 được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng nhất.

Thấm nhuần lời Bác dạy, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”

(HBĐT) - Đầu năm 1958, theo sáng kiến của Tỉnh Đoàn Hòa Bình, được sự chấp thuận của Tỉnh ủy, trường "vừa học, vừa làm” được thành lập trên các công trường xây dựng giao thông của tỉnh Hòa Bình. Năm 1962, khi biết có một ngôi trường theo phương thức mới trên vùng miền núi Hòa Bình, mặc dù bận với trăm công, nghìn việc của thời kỳ nước nhà mới dành được độc lập và hòa bình ở miền Bắc, Bác Hồ đã về thăm, làm việc với thầy và trò nhà trường, thăm đồng bào các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Bác đã căn dặn "Đây là trường học chứ không phải nông trường” và để lại lời dạy quý giá đối với thầy, trò nhà trường cũng như các thế hệ trẻ cả nước: "Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

Khắc sâu lời Bác Hồ dạy “Phải: Học tập tốt, lao động tốt. Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”

Nguyễn Văn Quang  
Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh

(HBĐT) - Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học phổ thông tỉnh Hòa Bình tiền thân là Trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình. Năm 1958, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra cam go, quyết liệt ở Miền Nam, quân và dân Miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng CNXH, với trọng trách là hậu phương lớn chi viện cho Miền Nam. Ngày 1/4/1958, ngôi trường mang tên "Trường học - Công trường” do Tỉnh đoàn Hòa Bình đề xuất đã được thành lập theo Quyết định của Tỉnh ủy Hòa Bình. Sau đó trường đổi tên gọi là "Trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình”.

Hội thảo “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống”

(HBĐT) - Ngày 11/8, tại trường THCS Sông Đà, Sở GD&ĐT tổ chức hội thảo "Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống” cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh. Tới dự có 155 đại biểu là lãnh đạo, Bí thư đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên các đơn vị, trường học, chuyên viên, giáo viên tổng phụ trách đội của phòng GD&ĐT các huyện, thành phố.

Thăm Di tích địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình

(HBĐT) - Nằm ở xã Yên Mông (thành phố Hòa Bình), ngay cạnh quốc lộ 70, giữa ngút ngàn bãi ngô xanh làm nổi bật mái ngói đỏ của Di tích địa điểm Bác Hồ về thăm trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình. Khu di tích rộng 3.335m2 được xây dựng theo phong cách nhà ở truyền thống với hướng nhìn thẳng ra sông Đà.

Huyện Yên Thủy tích cực chuẩn bị năm học mới

(HBĐT) - Đầu tháng 8, chúng tôi đến thăm trường THCS Lạc Thịnh (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) khi thầy, trò nhà trường đang tích cực các công việc chuẩn bị cho năm học mới. Trao đổi với chúng tôi, cô giáo Tạ Thị Hạnh – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Để chuẩn bị cho năm học mới, trong tháng 7, nhà trường đã hoàn thành việc xét tuyển học sinh vào lớp 6 với 3 lớp, 101 học sinh. Năm học 2017 – 2018, nhà trường có 12 lớp với 347 học sinh. Theo quy định, nhà trường bắt đầu tựu trường từ ngày 14/8 và học chính thức từ 21/8. Để chuẩn bị cho năm học mới, trong thời gian nghỉ hè, nhà trường được đầu tư gần 200 triệu đồng để sửa cửa, vôi ve, nâng cấp, sửa chữa lại những phòng học đã xuống cấp; mua sắm thêm tài liệu tham khảo, bổ sung hóa chất cho phòng thí nghiệm…Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường sẽ tổ chức cho giáo viên, học sinh dọn dẹp vệ sinh đảm bảo cảnh quan xanh – sạch – đẹp. Tổ chức ôn tập và thi lại cho các em học sinh có học lực yếu. Nhà trường cũng chọn cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, nghiệp vụ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục