Lao tâm khổ tứ hay bỏ ra cả đống tiền để có tấm bằng tiến sĩ nhưng lại không được công nhận là tiến sĩ, thật khổ tâm. Vì sao như vậy?


Câu chuyện thời sự vẫn đang là chuyện bằng cấp tiến sĩ của một quan chức vừa mới bị đề nghị kỷ luật vì có nhiều sai phạm.

Tấm bằng tiến sĩ Quản trị kinh doanh của trường California Southern University từ lâu đã không được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. 

Tuy nhiên, với không ít người, đó vẫn là mong muốn. 

Điều cần nói rõ là đó không phải bằng giả, bằng bất hợp pháp mà là bằng thật vì được các trường đại học hoạt động hợp pháp cấp.

Vấn đề là, dù đó là đại học ở Mỹ, Anh, Đức... nhưng đại học này không được thừa nhận, chưa được kiểm định chất lượng...

Vậy là những người có bằng tiến sĩ này đứng giữa tình trạng khá oái oăm: Tiến sĩ mà không phải tiến sĩ.

Lấy thí dụ về một chuyện có thật ở một ngồi trường lớn tại TP.HCM.

Theo quy định, muốn dạy cử nhân thì phải có bằng thạc sĩ, muốn dạy thạc sĩ thì phải là tiến sĩ, vì thế có giảng viên buộc phải có được tấm bằng bằng mọi giá. Vậy là, người thi, người tìm học bổng đi nước ngoài, người "chạy"...

Có trường hợp, một giảng viên đi vay tiền và trong thời gian ngắn đã lấy được tấm bằng tiến sĩ nước ngoài. Nhưng những người làm khoa học, các tiến sĩ thiệt, vốn lao tâm khổ tứ với các công trình học thuật, mới có được học vị cao đó khó mà chấp nhận. 

Giới khoa học không công nhận, và hệ thống giáo dục, công chức cũng không công nhận các tấm bằng đó. Nhưng trong xã hội, họ vẫn là tiến sĩ  với tấm bằng ghi rõ chức danh này.

Trong các cuộc tranh luận về thị trường giáo dục và bằng cấp cũng nảy ra những tranh cãi về chuyện người học (cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ) là sản phẩm của trường hay khách hàng của doanh nghiệp trường?

Về điều này, có thể dẫn câu trả lời từ đại học Harvard, Mỹ: Chúng tôi coi các bạn vừa là sản phẩm vừa là khách hàng.

Sản phẩm bởi đó là quá trình đào tạo 2 năm, 4 năm, và những học viên ra trường có thương hiệu Harvard nổi tiếng.

Khách hàng là bởi số tiền học phí không hề nhỏ, và họ đã trả nhiều tiền để đi học kinh doanh có được học vấn, kiến thức tốt.

Thị trường giáo dục bằng cấp tiến sĩ ở ta cũng đầy những tranh luận như vậy. 

Một học viên, muốn lấy một tấm bằng tiến sĩ, theo tôi, có ít nhất 4 lựa chọn.

Đầu tiên, họ có thể thi tuyển, đăng ký vào các trường tốt, và kỳ thi sẽ rất khó khăn, số lượng chọi cao, hội đồng tuyển chọn nghiêm túc.

Nếu không được, năm sau, kỳ sau, họ có thể lựa chọn các trường tốp dưới được phép đào tạo tiến sĩ, để thử sức.

Nếu không được nữa, sự lựa chọn sẽ quay sang các viện nghiên cứu, trung tâm liên kết với các trường đại học có chức năng đào tạo hệ này.

Cuối cùng, giả sử, người ham học đó vẫn không chen chân nỗi, thì cũng đừng vội thất vọng vì ánh sáng cuối đường hầm đó chính là những tấm bằng "danh giá" từ các trường nước ngoài như California Southern University chẳng hạn.

Một câu chuyện khá xôn xao trong thời gian qua là đại gia Trầm Bê ghi trong lý lịch có trình độ "cử nhân".về quản lý doanh nghiệp.

Rất nhiều người trong giới thạo tin của ngành ngân hàng và kinh doanh cho rằng điều đó là không thể có được, nhưng đó lại là sự thật. 

                              TheoTuoitre

Các tin khác


Sở Giáo dục và Đào tạo gặp mặt các cơ quan báo chí trước thềm năm học 2017 – 2018

(HBĐT) - Ngày 12/9, Sở GD&ĐT đã tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trước thềm năm học 2017 – 2018.

huyện Kỳ Sơn: Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên

(HBĐT) - Sau sáp nhập, phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn đã mạnh dạn đề xuất và cho thôi giữ chức vụ 5 đồng chí hiệu trưởng trường tiểu học làm phó hiệu trưởng, 4 đồng chí phó hiệu trưởng xuống làm giáo viên, phân công 17 kế toán đảm nhiệm công việc kế toán tại các nhà trường trên địa bàn toàn huyện. Đây là một trong những động thái mạnh mẽ, dứt khoát đã được ngành GD&ĐT triển khai để sắp xếp, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên cho phù hợp với tình hình thực tế.

Huyện Cao Phong lắng nghe trẻ em nói

(HBĐT) - Tại lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và Diễn đàn trẻ em năm 2017 vừa được UBND huyện Cao Phong tổ chức với chủ đề "Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em”, các đại biểu và trẻ em tham gia chương trình ấn tượng bởi tiểu phẩm do các em học sinh xã vùng cao Yên Lập biểu diễn. Vở kịch kể về một em học sinh nhà nghèo, bố thường xuyên uống rượu, đánh đập em. Nhưng vượt lên khó khăn đó, em vẫn học giỏi và mong muốn được đến trường như bao bạn bè cùng trang lứa. Cao trào của vở kịch là ông bố bắt em đi mua rượu chịu vì không có tiền. Khi em về không mua được rượu, ông bố đã đánh đập và không cho em đi học. Lãnh đạo xã và các ban, ngành, đoàn thể đã vào cuộc tuyên truyền, vận động, răn đe, người bố dần tỉnh ngộ.

Sở GD&ĐT tổ chức điểm Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh

(HBĐT) - Ngày 8/9, tại trường THPT Mường Bi (huyện Tân Lạc), Sở GD&ĐT đã tổ chức điểm Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh Hòa Bình. Dự Lễ kỷ niệm có lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, huyện Tân Lạc, các trường THPT trên địa bàn tỉnh và hơn 700 học sinh trường THPT Mường Bi.

Vì sao việc quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh chưa đạt kế hoạch đề ra ?

(HBĐT) - Tính đến cuối tháng 8/2017, việc quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học tỉnh năm 2017 chỉ đạt 57% kế hoạch. Đáng lưu ý là có một số địa phương thực hiện đạt kết quả rất thấp như Tân Lạc (5,1%), TP Hòa Bình 23,79%... Tuy nhiên lại có những địa phương đạt cao như Lạc Sơn (96,94%). Vậy, đâu là nguyên nhân và bài học kinh nghiệm cho việc thực hiện quyên góp ủng hộ Quỹ Khuyến học trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng Học viện CTQG Hồ Chí Minh

Sáng 5-9, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Lễ khai giảng năm học mới 2017-2018 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục