(HBĐT) - Ngày 1/11, Đoàn công tác của Ban Dân tộc - HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc- HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.


Cùng tham gia cuộc giám sát có đại diện Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Nội vụ, Thường trực và các ban của HĐND tỉnh.

Làm việc với đoàn giám sát, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh đã báo cáo khái quát về chính sách phát triển giáo dục dân tộc trên địa bàn; những bất cập, hạn chế trong các quy định hiện hành (bao gồm các quy định của T.Ư và địa phương) liên quan tới giáo dục dân tộc.


Đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc- HĐND tỉnh điều hành cuộc giám sát.

Về kết quả thực hiện chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc từ năm 2016 đến hết tháng 6/2017, Sở GD&ĐT nêu: Năm học 2016-2017, ngành GD&ĐT tỉnh tiếp tục đẩy mạnh việc quy hoạch, phát triển quy mô, mạng lưới các trường chuyên biệt theo Đề án số 750, ngày 28/4/2016 của tỉnh V/v thành lập các Trường Phổ thông DTNT THCS&THPT tỉnh Hòa Bình và quyết định số 699, ngày 21/4/2015 V/v Ban hành Kế hoạch phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2015-2020 của Sở GD&ĐT tỉnh.

Theo đó, tính đến tháng 6/2017, toàn tỉnh có 13 trường PTDTNT (tăng 2 trường so với năm 2016). Có 8/13 Trường PTDTNT đạt chuẩn quốc gia ( tăng 2 trường so với năm học 2015-2016). Toàn tỉnh có 10 Trường phổ thông dân tộc bán trú (PTDTBT), tăng 3 trường so với năm học 2015-2016. Dự kiến trong thời gian tới, ngành GD& ĐT sẽ tích cực tham mưu chuyển đổi một số trường phổ thông nằm trên địa bàn các xã vùng ĐBKK sang loại hình trường PTDTBT, nhằm tạo điều kiện tối đa cho các em học sinh trên địa bàn. Cùng với việc dạy văn hóa, các trường PTDTNT, PTDTBT chú trọng dạy kỹ năng sống cho học sinh. Tăng cường các hoạt động ngoại khóa, phong trào văn hóa, văn nghệ, TD-TT…phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho học sinh. Kết quả đánh giá, xếp loại về học lực, hạnh kiểm đối với các Trường PTDTNT, PTDTBT ngày một nâng cao. Tính đến tháng 6/2016, có 10.659 học sinh trên toàn tỉnh được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, tiền nhà ở và hỗ trợ gạo theo quy định tại Nghị định số 116/2016, ngày 18/7/2016 của Chính phủ. Các em học sinh các trường nội trú được hưởng đẩy đủ các chế độ như; học bổng, khen thưởng, chăn bông, áo ấm, học phẩm, BHYT, tiền tàu xe, sách giáo khoa, tiền điện nước và chi phí cho các hoạt động tập thể…

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Sở GD&ĐT tỉnh cũng chỉ rõ những khó khăn, bất cập và nguyên nhân dẫn đến những khó khăn bất cập trong thực hiện chính sách phát triển giáo dục vùng dân tộc trên địa bàn. Theo đó, đề xuất, kiến nghị một số nội dung như: Tỉnh xem xét nâng mức học bổng cho học sinh nội trú theo Thông tư liên tịch số 109, ngày 25/9/2009 của bộ Tài chính và Bộ GD&ĐT ( từ 80% mức lương tối thiểu lên 100%) và nâng mức hỗ trợ cho học sinh bán trú theo Nghị định 116, ngày 18/7/2016 của Thủ tướng chính phủ từ 40% lên 80% mức lương tối thiểu. Đề nghị nâng cấp 2 Trường PTDTNT THCS B của Mai Châu và của Đà Bắc thành Trường PTDTNT THCS&THPT. Đề nghị bổ sung kinh phí của tỉnh để hỗ trợ đồng bộ về cơ sở vật chất cho hệ thống các trường PTDTNT và PTDTBT trên địa bàn. Bổ sung quy định hỗ trợ cho đối tượng là học sinh con hộ nghèo ở vùng ĐBKK. Bổ sung nhân viên nấu ăn cho các trường PTDTNT, PTDTBT theo Nghị định 68, ngày 17/11/2000 của Chính Phủ…

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Oanh, Trưởng đoàn giám sát đã đánh giá cao công tác phối hợp của sở GD&ĐT trong công tác chuẩn bị nội dung phục vụ cho cuộc giám sát. Qua nghe báo cáo và ý kiến trao đổi của các đại biểu đã làm rõ những kết quả đạt được, Đồng thời cũng chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong thực hiện chính sách giáo dục dân tộc trên địa bàn. Trên cơ sở đó chỉ ra những phần việc cần làm trong thời gian tới để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giáo dục dân tộc trên địa bàn. Với những đề xuất, kiến nghị của ngành GD&ĐT, Ban Dân tộc (HĐND tỉnh) sẽ tổng hợp đầy đủ để gửi tới cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý trong thời gian tới.


Thúy Hằng


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục