(HBĐT) - Là hướng đi mới mẻ, được khởi động từ năm học 2014 – 2015 nhưng đến nay, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã có khoảng 80 học sinh nhận được học bổng du học toàn phần tại Liên bang Nga, 2 học sinh du học Pháp. Công tác hợp tác quốc tế đã tạo cơ hội cho giáo viên, học sinh được tiếp xúc, học tập dài hạn và ngắn hạn tại nước ngoài.



Học sinh khối chuyên Nga được trang bị kiến thức ngoại ngữ để chuẩn bị cho việc đi du học

Tiến sỹ Lê Thị Hồng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Xu hướng hội nhập quốc tế của nhà trường được thể hiện trước hết ở việc thực hiện thành công các cuộc đàm phán, ký kết và thỏa thuận với một số trường đại học, trung tâm cũng như đại sứ quán nước ngoài về việc hợp tác đào tạo và cấp học bổng cho học sinh nhà trường. Xác định hợp tác quốc tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nên nhà trường đã tích cực tìm đối tác để duy trì sự phát triển của các lớp chuyên ngữ, nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ, tìm cơ hội học bổng cho học sinh du học nước ngoài. Bước phát triển nổi bật trong việc hợp tác quốc tế đó chính là vào tháng 6/2016, Trung tâm Văn hóa – Khoa học Nga tại Hà Nội đã kết nối để nhà trường ký kết kết nghĩa với trường Đại học năng lượng Moscow. Năm 2016 đã có 18 học sinh của trường được du học tại Nga bằng học bổng hiệp định giữa Nga và Việt Nam.

Tháng 11/2016, đoàn công tác của lãnh đạo tỉnh, Sở GD&ĐT cùng đại diện nhà trường đã thăm trường Đại học năng lượng Moscow và động viên học sinh trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đang học tập, nghiên cứu tại Nga. Gần đây ngày 17/4/2017, nhà trường ký kết thỏa thuận hợp tác với giáo sư Patric Boiron - Hiệu trưởng trường Đại học Việt - Pháp, Viện Hàn lâm và khoa học Việt Nam. Hai bên thống nhất phối hợp tổ chức các hoạt động phát triển chuyên môn cho giáo viên và đào tạo, bồi dưỡng học xuất sắc của trường chuyên Hoàng Văn Thụ chuẩn bị cho các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế về khoa học và công nghệ, cấp học bổng và hỗ trợ tài chính cho học sinh trường chuyên Hoàng Văn Thụ học tại trường Đại học Việt - Pháp theo quy định.

Ban giám hiệu và các tổ bộ môn đã quyết định xây dựng chương trình nhà trường đối với các môn học, trong đó tập trung vào việc đổi mới chương trình môn tin học và ngoại ngữ. Đây cũng chính là "cây cầu” hữu hiệu để kết nối thầy, trò nhà trường với bạn bè quốc tế nhằm phát triển mạnh công tác hợp tác quốc tế thông qua các kỳ thi Olympic toán, vật lý, tin học, ngoại ngữ… Bước đầu nhà trường đã có các đối tác thân thiết như Đại học năng lượng Moscow, Hiệp hội các trường Đại học kỹ thuật của Nga, trường Đại học Việt - Pháp, các trường Đại học và THPT của úc, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Mạnh dạn, quyết tâm và đặt nhiều kỳ vọng vào hoạt động hợp tác quốc tế, nhà trường đã đề xuất với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT thường xuyên tạo điều kiện kết nối để các đoàn công tác quốc tế ghé thăm trường; giúp nhà trường có cơ hội giao tiếp, nâng cao năng lực nghe, nói tiếng Anh… Nhà trường cũng được chương trình Fullbright tại Việt Nam cử trợ giảng về dạy tiếng Anh cho các lớp chuyên Anh và học tiếng Anh.

Cởi mở trò chuyện với chúng tôi, Nguyễn Minh Đức, học sinh lớp 12 chuyên toán vừa trở về từ Trại hè của Đại học Harvard tại thành phố Hồ Chí Minh phấn khởi: Là học sinh của tỉnh miền núi nhưng chúng em luôn khát khao được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè đến từ các trường THPT danh tiếng của cả nước, các trường quốc tế. Khi được trang bị vốn ngoại ngữ tốt, chúng em hoàn toàn tự tin tham gia mọi hoạt động cùng bạn bè quốc tế.

Hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường tuy mới mẻ nhưng đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Năm học 2016 – 2017, lần đầu tiên nhà trường có học sinh được chọn dự thi Olympic quốc tế môn tiếng Nga, tham gia thảo luận về sách bằng tiếng Anh tại Trung tâm văn hóa Mỹ thuộc Đại sứ quan Mỹ.

Đặng Quân


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục