(HBĐT) - Năm 1967, trường THPT Kỳ Sơn ra đời do nhu cầu học lên cấp III và tạo nguồn nhân lực, cán bộ khoa học - kỹ thuật cho địa phương. Nhiệm vụ này tiếp tục được quan tâm thực hiện xuyên suốt trong 50 năm qua.


Với mục tiêu "nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, nhà trường đã có những đóng góp tích cực cho công cuộc phát triển KT -XH của địa phương. Nhân dịp trường THPT Kỳ Sơn kỷ niệm 50 năm xây dựng và trưởng thành, phóng viên Báo Hòa Bình đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp, TUV, Bí thư Huyện ủy Kỳ Sơn.

Phòng tin học của trường THPT Kỳ Sơn được trang bị đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu học tập, thực hành của học sinh. 

P.V: Xin đồng chí cho biết về bối cảnh, sự cần thiết của việc thành lập trường THPT Kỳ Sơn?

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Từ năm học 1967-1968, tỉnh Hòa Bình chú ý phát triển trường cấp III theo phương châm "Thầy tìm trò, trò gần dân, quy mô nhỏ, Nhà nước và nhân dân phối hợp xây dựng và phát triển giáo dục”. Địa điểm đầu tiên của trường là dưới chân núi đá thuộc xóm Ba (xã Mông Hóa, huyện Kỳ Sơn). Ban đầu cơ sở vật chất nhà trường chưa có gì đáng kể, chưa có con dấu riêng, mọi sinh hoạt đều dựa theo tem phiếu, rất khó khăn. Ty Giáo dục Hòa Bình đã chỉ đạo nhà trường phải dựa vào trường cấp II Mông Hóa để tranh thủ sự giúp đỡ về cơ sở vật chất. Theo chủ trương, Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn đã đề nghị với Ty giáo dục Hòa Bình trình tỉnh mở rộng trường cấp III tại huyện. Tháng 7/1967, UBND tỉnh ra quyết thành lập trường cấp III tại huyện Kỳ Sơn và được ủy ban Hành chính tỉnh Hòa Bình phê duyệt phương án mở trường cấp II, III Kỳ Sơn tại xã Mông Hóa vào tháng 10/1967. Trong thời gian này, nhà trường đã đề nghị huyện cho các địa phương huy động dân công cùng phụ huynh và học sinh xây dựng lớp học bằng tranh, tre, nứa dưới tán rừng; bàn, ghế, bảng viết đều phải đi mượn; quanh lớp học đều có hầm hào để tránh máy bay giặc Mỹ ném bom. Năm học đầu tiên được khai giảng vào tháng 10/1967 với 1 lớp 8/10 có 72 học sinh.

Từ năm 1970-1977 là 7 năm huyện Kỳ Sơn không có trường cấp III. 7 năm này con em các dân tộc của Kỳ Sơn phải học nhờ trường bạn, huyện bạn hoặc không có điều kiện học tiếp cấp III. Lúc này, nguyện vọng lớn nhất của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Kỳ Sơn là thành lập trường THPT trên địa bàn. Do đó, mùa thu năm 1977, trường cấp III Kỳ Sơn, tiền thân của trường THPT Kỳ Sơn ngày nay được tái thành lập và phát triển liên tục từ 1977 đến nay.

P.V: Thưa đồng chí, vượt lên rất nhiều khó khăn, nhà trường đã có những đóng góp như thế nào đối với sự phát triển của địa phương?

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Trong 50 năm xây dựng và trưởng thành, trường THPT Kỳ Sơn đã có trên 9.000 học sinh tốt nghiệp THPT, tích cực tham gia các hoạt động phát triển KT -XH, bảo vệ an ninh Tổ quốc. Như vậy, trước tiên nhà trường đã hoàn thành tốt vai trò đào tạo học sinh bậc THPT trên địa bàn huyện.

Một nhiệm vụ trọng tâm mà nhà trường đã hoàn thành tốt đó là công tác hướng nghiệp cho học sinh tốt nghiệp THPT, xây dựng nguồn nhân lực cho địa phương. Các thế hệ học sinh nhà trường đã trở thành sỹ quan, bác sĩ, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật các ngành nghề, giáo viên... đã và đang tham gia công tác, có nhiều đóng góp cho xã hội. Đặc biệt, nhiều cựu học sinh của nhà trường trưởng thành, đã và đang là cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, xã, thị trấn hoặc trở thành những doanh nhân thành đạt hay nông dân sản xuất giỏi... Sự trưởng thành của các thế hệ học sinh là những tấm gương sáng cho học sinh ngày nay noi theo.

Điều đáng phấn khởi là thời gian gần đây, với những nỗ lực không mệt mỏi của Ban giám hiệu, nhất là đội ngũ giáo viên, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng lên. Từ năm 1995, nhà trường bắt đầu xây dựng mô hình lớp chọn và có những học sinh giỏi cấp tỉnh đầu tiên. Năm học 2016 - 2017, trường có 35 học sinh giỏi cấp tỉnh. Ngày càng có nhiều học sinh khá, giỏi của huyện Kỳ Sơn lựa chọn học tập bậc THPT tại trường. Hiện nay, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH đạt 35%.

Trường có những đóng góp đáng kể vào các phong trào của địa phương như trồng cây gây rừng, hoạt động VH -TT, bảo vệ an ninh Tổ quốc, giáo dục quốc phòng...

P.V: Theo đồng chí, nhiệm vụ trọng tâm mà trường THPT Kỳ Sơn cần quan tâm thực hiện trong thời gian tới là gì?

Đồng chí Nguyễn Hữu Thiệp: Đó chính là phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Nhà trường cần tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, ngành GD &ĐT, quan tâm thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục để từng bước hoàn thiện về cơ sở vật chất. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tích cực áp dụng CNTT, tìm tòi, sáng tạo... để nâng cao chất lượng giảng dạy. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá, thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện một cách bền vững.

Đặc biệt, nhà trường cần chú trọng tiếp tục thực hiện tốt công tác hướng nghiệp, giúp các em tốt nghiệp THPT lựa chọn được ngành nghề phù hợp, góp phần phát triển KT -XH của địa phương. Quan tâm nâng cao chất lượng giảng dạy, khẳng định chất lượng để tuyển sinh được nhiều hơn nữa số học sinh khá, học sinh giỏi trên địa bàn huyện học tại trường. Thực hiện các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng, số lượng học sinh giỏi các cấp. Nâng cao tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH. Xây dựng trường THPT Kỳ Sơn đạt chuẩn quốc gia, tạo sự yên tâm, tin tưởng, hài lòng cho chính quyền và nhân dân trên địa bàn huyện.

P.V: Xin cảm ơn đồng chí!


                                                                       Dương Liễu (thực hiện)


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục