Theo thống kê từ phía ngành giáo dục: Sau khi sáp nhập cơ sở vật chất các Trung tâm GDNN-GDTX tiếp tục được ổn định, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hiện, các trung tâm đang sử dụng 193.191m2 đất (tăng 104.995m2), 111 phòng học văn hóa (giảm 19 phòng), trong đó có 106 phòng học kiên cố (giảm 19 phòng); 6 phòng thí nghiệm, thiết bị (giảm 1 phòng), 7 phòng thư viện (giảm 2); 305 máy vi tính (tăng 75 máy); 210 máy may (tăng 189 máy); 3 phòng LAP; 26 phòng thực hành nghề (tăng 19 phòng); 8 phòng hội đồng sư phạm (tăng 1 phòng). Đội ngũ giáo viên ở các trung tâm được ổn định, đủ cơ cấu tỷ lệ giáo viên trên lớp, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Hiện nay, các trung tâm có 264 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên (tăng 17 người), trong đó có 30 cán bộ quản lý (tăng 3 người), 117 giáo viên dạy văn hóa (giữ vững số lượng), 42 giáo viên dạy nghề (tăng 8 người), nhân viên biên chế 49 người (tăng 7 người), 26 nhân viên hợp (giảm 4 người). Các Trung tâm tiếp tục thực hiện các chương trình giáo dục theo quy định của Bộ GD&ĐT, bên cạnh đó thực hiện chức năng tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện xúc tiến việc làm cho người lao động trên địa bàn. Sau sáp nhập, năm học 2016-2017, ngành học GDTX đã huy động được 87 lớp với 2.856 học viên ra học chương trình GDTX cấp THPT; 25 lớp với 739 học viên học tiếng Anh trình độ A, B; 42 lớp với 1.064 học viên nghề ngắn hạn; 10 lớp với 352 học viên nghề dài hạn; 2 lớp với 121 học viên tiếng dân tộc Mông; 22 lớp với 546 học viên trung cấp chuyên nghiệp; 55 lớp với 2.735 học viên các lớp chuyên đề. Việc huy động người học trong hệ thống giáo dục chính quy tiếp tục được nâng cao.
Trung tâm GDNN- GDTX huyện Tân Lạc là một trong những đơn vị làm điểm trong sáp nhập đã ổn định tổ chức, bộ máy và hoạt động hiệu quả. Ảnh: Giờ học văn hóa của các học viên hệ giáo dục thường xuyên.
Theo đánh giá từ phía ngành giáo dục tỉnh: Việc sáp nhập 2 trung tâm là phù hợp với tình hình thực tế, không chỉ giúp tinh giản bộ máy hành chính, tiết kiệm một phần ngân sách mà còn phát huy được các nguồn lực và thế mạnh hiện có, khắc phục sự chồng chéo trong đào tạo.
Tuy nhiên, sau khi sáp nhập trong hệ thống các trung tâm cũng gặp phải một số khó khăn bất cập như: Một số trung tâm chỉ được sử dụng cơ sở vật chất của Trung tâm Dạy nghề trước đây nên còn thiếu phòng học văn hóa, phòng chức năng. Chế độ phụ cấp của cán bộ quản lý, giáo viên từ trung tâm Dạy nghề chuyển sang chưa được hưởng đủ theo quy định. Việc sắp xếp công việc cho giáo viên nghề cũng còn nhiều lúng túng (do ngành nghề đào tạo của giáo viên với nhu cầu của xã hội chưa phù hợp). Thêm vào đó, việc các Trung tâm GDNN-GDTX chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND huyện, Sở LĐ-TB&XH, Sở GD&ĐT tạo thêm nhiều thủ tục hành chính và không tập trung.
Qua rà soát, đánh giá thực trạng các Trung tâm GDNN- GDTX sau sáp nhập, Sở GD&ĐT tỉnh đã đề nghị: Đối với việc quản lý trung tâm GDNN-GDTX, nên đưa về một mối, giao Sở GD&ĐT quản lý. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, ngành giáo dục sẽ đảm đương việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các Trung tâm GDNN- GDTX. Thực hiện tốt các chương trình giáo dục, đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và yêu cầu phát triển KT-XH của địa phương.
Lam Nguyệt
(HBĐT) - Năm 1967, trường THPT Kỳ Sơn ra đời do nhu cầu học lên cấp III và tạo nguồn nhân lực, cán bộ khoa học - kỹ thuật cho địa phương. Nhiệm vụ này tiếp tục được quan tâm thực hiện xuyên suốt trong 50 năm qua.