(HBĐT) - Là tỉnh có đến 70% dân số là người dân tộc thiểu số, do đó, việc dạy tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số luôn được ngành GD&ĐT đặc biệt quan tâm.
Gìờ học tiếng Việt của học sinh
trường tiểu học thị trấn Mai Châu (Mai Châu).
Đồng
chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT khẳng định: Tiếp tục triển khai
thực hiện Chỉ thị số 38 ngày 29/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy
mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiếu số, ngành đã chỉ đạo các cơ sở giáo
dục phổ thông và Trung tâm GDTX tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ
tiếng dân tộc thiểu số. Trong năm học 2016 – 2017, Sở GD&ĐT đã tổ chức dạy
học, kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mông và dân tộc Thái cho 213 cán bộ,
công chức, giáo viên trên địa bàn tỉnh. Qua đó giúp cán bộ, giáo viên thuận
lợi, chủ động hơn khi công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Đặc biệt, ngày 8/9/2016, UBND tỉnh đã ban hành
Quyết định số 2295/QĐ-UBND về việc phê chuẩn bộ chữ dân tộc Mường tỉnh Hoà Bình. Theo đó, bộ chữ dân tộc
Mường gồm 28 chữ cái, 24 phụ âm đầu, 1 âm đệm. Để chữ Mường đi vào cuộc sống,
ngày 27/10/2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 118 triển khai ứng dụng bộ
chữ Mường tại tỉnh Hoà Bình. Một trong những điểm nổi bật của kế hoạch là biên
soạn sách học tiếng Mường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổ chức dạy học tiếng
Mường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Căn cứ kế hoạch của tỉnh,
Sở GD&ĐT đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên các đơn vị, trường học tăng cường tự
học, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc. Các đơn vị, trường học gắn nội dung tự học,
bồi dưỡng tiếng dân tộc với bồi dưỡng thường xuyên của cán bộ, giáo viên. Toàn
thể cán bộ, giáo viên đã xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng tiếng dân tộc
để phục vụ công tác giảng dạy và giao tiếp với phụ huynh học sinh.
Song song với dạy tiếng dân tộc, ngành GD&ĐT
đã quan tâm đến dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Ngành tiếp tục
đẩy mạnh triển khai nội dung chuẩn bị tiếng Việt và tăng cường tiếng Việt cho
học sinh dân tộc thiểu số (mầm non, tiểu học)
phù hợp với địa phương. Ngày 10/3/2017, Sở GD&ĐT ban hành Công văn
số 573 về việc "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số trong các cơ
sở giáo dục mầm non”. Đối với lớp 1 dân tộc thiểu số, tăng cường tiếng Việt cho
học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
Ngành đã
thực hiện tốt việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số theo hướng điều
chỉnh tăng thời lượng học tiếng Việt bằng cách học 2 buổi/ngày hoặc học thêm
buổi trên tuần. 100% nhà trường tổ chức chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi
vào lớp 1 (thời gian bồi dưỡng trong hè). Ngoài ra, các trường đã tổ chức dạy
tăng cường tiếng Việt cho học sinh từ 1 -2 buổi trong tuần góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục đại trà nói chung và chất lượng giáo dục dân tộc nói riêng.
Đặc biệt, Sở chỉ đạo các đơn vị trường học, nhất
là các trường thuộc 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu (xã có 100% dân số là
người Mông) tăng cường thời lượng dạy tiếng
Việt cho học sinh dân tộc theo hướng tích hợp vào các môn học, các hoạt
động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Nhà
trường, giáo viên thường xuyên phối hợp với cộng đồng, phụ huynh tạo môi trường
giao tiếp tiếng Việt cho học sinh dân
tộc. Qua đó thiết thực nâng cao chất lượng giáo dục, dân trí vùng đồng bào dân
tộc thiểu số.
Dương Liễu
(HBĐT) - Sau hai năm (2015 - 2017), Hội khuyến học xã Yên Trị (Yên Thủy) chính thức đi vào hoạt động, đến nay đã có trên 1.400 hội viên sinh hoạt ở 14 chi họ và 4 ban khuyến học cơ quan, trường học, 6 ban khuyến học dòng họ. Hội đã thu hút các ngành, đoàn thể và mọi gia đình quan tâm, chăm lo công tác khuyến học.
(HBĐT) - "Một thành tích đáng ghi nhận của tuổi trẻ toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình giáo dục thanh, thiếu niên hiệu quả, sáng tạo. Đáng chú ý đó là mô hình "30 phút vàng” của trường PTDTNT THPT tỉnh. Thông qua "30 phút vàng”, không chỉ giúp Đảng ủy, Ban giám hiệu (BGH), BCH Đoàn trường nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng mà còn góp phần định hướng dư luận trong thanh, thiếu niên” - anh Bạch Thanh Chương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn cho biết.
(HBĐT) - Là phong trào lớn của ngành Giáo dục, thi đua "Dạy tốt, học tốt” đã thu hút sự hưởng ứng của các trường học. Từ thực hiện các nội dung của phong trào đã phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Trường THPT Kim Bôi là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào "Hai tốt” của huyện Kim Bôi.
(HBĐT) - Nếu như năm 2012, toàn xã chưa có dòng họ hiếu học nào và mới chỉ có 4/10 xóm đạt "cộng đồng hiếu học” thì đến nay, xã Tây Phong (Cao Phong) đã có 4 dòng họ, 10/10 xóm đăng ký cộng đồng học tập. Tương tự như vậy, số gia đình hiếu học hiện nay cũng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2012. Kết quả này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền xã đối với công tác khuyến học, khuyến tài và đáng quý hơn cả là sự nâng lên về nhận thức, chuyển biến trong hành động của nhân dân.
(HBĐT) - Với mong muốn các cháu học sinh được chăm sóc tốt hơn, có nơi ăn, chốn nghỉ đàng hoàng hơn, chị Lê Thị Luyến ở khu Đoàn Kết - thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) đã tự nguyện bỏ ra hơn 100 triệu đồng để xây tặng trường tiểu học thị trấn nhà ăn bán trú khang trang...
(HBĐT) - Trường cách nhà 70 km, cả tháng mới về thăm nhà được 1 lần, đã từng bị tai nạn vì đường đến trường quá hiểm trở, đồng lương giáo viên ít ỏi không đủ chi tiêu nhưng cô vẫn chắt chiu mua cho học sinh từ cuốn vở, đôi dép… Trong lớp học lều bạt được dựng lên giữa rừng sau đợt mưa lũ lịch sử vừa qua, tôi đã được cô giáo Xa Thị Thu (giáo viên trường tiểu học Đồng Ruộng, chi xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc) trải lòng về sự nghiệp "gieo chữ” nơi vùng cao đầy khó khăn và ân tình như thế.