(HBĐT) - "Một thành tích đáng ghi nhận của tuổi trẻ toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình giáo dục thanh, thiếu niên hiệu quả, sáng tạo. Đáng chú ý đó là mô hình "30 phút vàng” của trường PTDTNT THPT tỉnh. Thông qua "30 phút vàng”, không chỉ giúp Đảng ủy, Ban giám hiệu (BGH), BCH Đoàn trường nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng mà còn góp phần định hướng dư luận trong thanh, thiếu niên” - anh Bạch Thanh Chương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn cho biết.



Chương trình "30 phút vàng” diễn ra vào các ngày thứ 2 đầu tuần đã trở thành "món ăn tinh thần” của ĐVTN học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh. 

Được BCH Đoàn trường lên ý tưởng, xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 2008, mô hình "30 phút vàng” trở thành "món ăn tinh thần” không thể thiếu của học sinh trong nhà trường vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần.

Nguyên là Bí thư Đoàn trường và cũng là những thầy, cô giáo đầu tiên tham gia xây dựng, thực hiện chương trình, thầy Nguyễn Mạnh Hùng, Phó hiệu trưởng trường PTDTNT THPT tỉnh cho biết: Khi mới được xây dựng, việc lựa chọn thời gian triển khai mô hình là "bài toán khó” đối với BCH Đoàn trường vì áp lực về thời gian học tập trên lớp của các em rất lớn. Việc chọn thời điểm vào sáng thứ hai, 30 phút trước giờ chào cờ là một sáng tạo vì không ảnh hưởng đến lịch hoạt động chung của nhà trường. Hơn nữa, sáng thứ hai luôn là buổi sáng có ý nghĩa để khởi đầu tuần mới đầy hào hứng. Do đó, Đoàn trường gọi 30 phút đó là "30 phút vàng”.

Mỗi tháng, chương trình mời một vị khách có uy tín đến giao lưu với học sinh thông qua hình thức kể chuyện, thuyết trình hoặc diễn kịch. Đồng thời, các thầy, cô giáo còn xây dựng hệ thống các câu hỏi tương tác để các em được trực tiếp giao lưu với những vị khách mời. Để lại nhiều ấn tượng cho các em là chương trình mời đồng chí Phan Thị Thúy Huyền, đoạt giải nhất cuộc thi kể chuyện về Bác Hồ năm 2008 kể lại câu chuyện đồng chí đã tham gia dự thi; hay chương trình về bạn học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn chia sẻ về quá trình vượt lên hoàn cảnh, đạt kết quả tốt trong học tập…

Đã có nhiều năm được tham gia chương trình "30 phút vàng”, em Thảo Chi, học sinh lớp 12E khẳng định: Với đặc thù là trường nội trú, việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là điều vô cùng cần thiết. Đây cũng là điều chúng em tìm thấy tại chương trình. Sau nhiều năm triển khai, "30 phút vàng” đã chứng minh là chương trình thực sự bổ ích, góp phần định hướng, phân luồng thông tin, hướng ĐV-TN của trường có những hành động đẹp, đúng đắn.

Nhằm ngày càng đổi mới, đa dạng hóa về nội dung và hình thức, ngoài chương trình theo chủ đề, Đoàn trường còn thực hiện nhiều chương trình đặc biệt với những vấn đề nóng như: chống buôn bán phụ nữ; an toàn giao thông, tình bạn, tình yêu trong lứa tuổi học trò… Thông qua chương trình Đoàn trường cũng mở các diễn đàn để ĐV-TN nói lên suy nghĩ của mình, thẳng thắn trao đổi những vấn đề cần thiết. Hình thức tổ chức mô hình đa dạng, luôn thay đổi để tạo không khí mới mẻ, bất ngờ cho học sinh tham gia như: điểm báo, bình luận ảnh qua phông chiếu, kịch ngắn, kể chuyện… Các chương trình đều được thực hiện theo kế hoạch và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đặc biệt, từ năm học 2016- 2017, Đoàn trường đã thành lập CLB "30 phút vàng”. Dưới sự chỉ đạo của Đoàn trường, CLB đã tổ chức 14 chương trình game show "giáo dục kỹ năng sống cho ĐV-TN học sinh trường PT DTNT THPT tỉnh Hòa Bình” với nhiều nội dung, chủ đề nóng trong giới trẻ.

Thầy Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Sau 9 năm triển khai, "30 phút vàng” đã cho thấy những hiệu quả rất đáng khích lệ. Cụ thể, đã tạo nên sân chơi mới, sôi nổi, bổ ích; hiệu quả giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐV-TN học sinh không ngừng được nâng lên thể hiện rõ qua kết quả học tập và rèn luyện đạo đức hàng năm luôn đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tăng cường khả năng giao tiếp, viết, tổng hợp kiến thức, xử lý tình huống, thông tin… cho ĐV-TN. Hiện nay, mô hình đang được duy trì và nhân rộng tại nhiều Đoàn trường trong và ngoài tỉnh.

H.Y


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục