(HBĐT) - Sạch sẽ, hiện đại, đạt chuẩn, đó là cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi bước vào các lớp học của trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành. Đến thăm lớp 1A1, trước mắt chúng tôi là hệ thống máy tính nối mạng internet, máy chiếu, bảng phụ, điều hòa 2 chiều; cô và trò đang sôi nổi trong giờ học tiếng Việt nhờ có hình ảnh minh họa sinh động. Không khí lớp học sôi nổi, cởi mở; các em học sinh chủ động, tự tin, hứng thú với giờ học.


Cơ sở vật chất của nhà trường được trang bị đồng bộ, hiện đại tạo điều kiện cho các em học sinh học tập. 

Đưa chúng tôi đi thăm phòng nghỉ trưa, phòng ăn, phòng học bộ môn, thư viện... thạc sỹ Ngô Thị Thùy Hương, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành được thành lập theo Quyết định số 212/QĐ-CĐSP của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình ngày 9/5/2017. Theo đó, trường phổ thông thực hành chất lượng cao Nguyễn Tất Thành là trường phổ thông công lập, thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu sự quản lý về chuyên môn của Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình. Năm học này nhà trường có 3 lớp (2 lớp 1, 1 lớp 6) với tổng số 73 học sinh. Nhà trường thực hiện chương trình bán trú cho 100% học sinh. Nhà trường hiện có 34 cán bộ quản lý, giáo viên; trong đó có 14 đồng chí có trình độ thạc sỹ. Mục tiêu được nhà trường đặt ra là bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường, nâng cao kỷ cương nề nếp và chất lượng giáo dục sẽ chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, trang bị các kỹ năng cơ bản cho học sinh, giáo dục ý thức trách nhiệm của học sinh đối với gia đình và cộng đồng. Từng bước xây dựng hình ảnh học sinh mới: chủ động, sáng tạo, tích cực và hội nhập, tạo niềm tin cho phụ huynh học sinh và toàn xã hội.

Để cụ thể hóa mục tiêu đó, nhà trường đã điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành phù hợp với định hướng giáo dục của nhà trường và tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Chú trọng các hoạt động trải nghiệm, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy học. Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Nhà trường lược bớt nội dung chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, tinh giản nội dung không phù hợp; chuyển hình thức học một số môn như: mỹ thuật, âm nhạc... thành hình thức học, sinh hoạt mô hình câu lạc bộ. Thời gian học buổi 1 tập trung vào các môn học kiến thức cơ bản, buổi 2 dành cho các môn học theo câu lạc bộ, bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Hiệu trưởng nhà trường cho biết thêm: Một nội dung quan trọng được nhà trường hết sức chú trọng đó là nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh. Nhà trường đưa tiếng Anh vào dạy ngay từ lớp 1 nhằm tạo môi trường ngôn ngữ cho học sinh. Đối với lớp 6, thực hiện dạy học tiếng Anh theo chương trình mới. Thực hiện tốt việc đổi mới, kiểm tra, đánh giá môn tiếng Anh theo hướng phát triển năng lực; tạo điều kiện cho học sinh phát triển việc sử dụng năng lực trong các tình huống cụ thể. Nhà trường cũng thực hiện nghiêm túc việc dạy học tự chọn với môn giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm (khối lớp 6) và môn tin học, tiếng Anh (khối lớp 1). Sau 3 tháng hoạt động, công tác chuyên môn, nề nếp của nhà trường dần ổn định. Bước đầu giáo viên và học sinh đã làm quen, thích ứng với phương pháp giáo dục, định hướng hoạt động của nhà trường.

Dương Liễu

Các tin khác


Sở GD&ĐT tập huấn công tác pháp chế năm học 2017 - 2018

(HBĐT) - Ngày 29/11, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị tập huấn công tác pháp chế năm học 2017 - 2018. Tiến sĩ Mai Thị Anh, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ GD&ĐT dự và trực tiếp triển khai nội dung hội nghị tập huấn.

Xã Yên Trị - điển hình công tác khuyến học ở Yên Thủy

(HBĐT) - Sau hai năm (2015 - 2017), Hội khuyến học xã Yên Trị (Yên Thủy) chính thức đi vào hoạt động, đến nay đã có trên 1.400 hội viên sinh hoạt ở 14 chi họ và 4 ban khuyến học cơ quan, trường học, 6 ban khuyến học dòng họ. Hội đã thu hút các ngành, đoàn thể và mọi gia đình quan tâm, chăm lo công tác khuyến học.

“30 phút vàng” - mô hình giáo dục đoàn viên, thanh niên hiệu quả

(HBĐT) - "Một thành tích đáng ghi nhận của tuổi trẻ toàn tỉnh trong nhiệm kỳ 2012- 2017 đó là đã xây dựng và nhân rộng được nhiều mô hình giáo dục thanh, thiếu niên hiệu quả, sáng tạo. Đáng chú ý đó là mô hình "30 phút vàng” của trường PTDTNT THPT tỉnh. Thông qua "30 phút vàng”, không chỉ giúp Đảng ủy, Ban giám hiệu (BGH), BCH Đoàn trường nắm bắt, phản ánh tình hình tư tưởng mà còn góp phần định hướng dư luận trong thanh, thiếu niên” - anh Bạch Thanh Chương, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn cho biết.

Lan tỏa phong trào thi đua “Hai tốt”

(HBĐT) - Là phong trào lớn của ngành Giáo dục, thi đua "Dạy tốt, học tốt” đã thu hút sự hưởng ứng của các trường học. Từ thực hiện các nội dung của phong trào đã phát huy tính sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy và học của giáo viên, học sinh. Trường THPT Kim Bôi là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào "Hai tốt” của huyện Kim Bôi.

Điểm sáng phong trào “Khuyến học, khuyến tài”

(HBĐT) - Nếu như năm 2012, toàn xã chưa có dòng họ hiếu học nào và mới chỉ có 4/10 xóm đạt "cộng đồng hiếu học” thì đến nay, xã Tây Phong (Cao Phong) đã có 4 dòng họ, 10/10 xóm đăng ký cộng đồng học tập. Tương tự như vậy, số gia đình hiếu học hiện nay cũng đã tăng gấp 3 lần so với năm 2012. Kết quả này đã thể hiện sự quan tâm của chính quyền xã đối với công tác khuyến học, khuyến tài và đáng quý hơn cả là sự nâng lên về nhận thức, chuyển biến trong hành động của nhân dân.

Người tặng nhà ăn bán trú cho trường tiểu học thị trấn Thanh Hà: Hạnh phúc khi được sẻ chia

(HBĐT) - Với mong muốn các cháu học sinh được chăm sóc tốt hơn, có nơi ăn, chốn nghỉ đàng hoàng hơn, chị Lê Thị Luyến ở khu Đoàn Kết - thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) đã tự nguyện bỏ ra hơn 100 triệu đồng để xây tặng trường tiểu học thị trấn nhà ăn bán trú khang trang...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục