(HBĐT) - Liên tục trong nhiều năm liền trường THCS thị trấn Thanh Hà (Lạc Thuỷ) là một trong những đơn vị dẫn đầu về chất lượng dạy và học bậc THCS của huyện. Hàng năm, nhà trường đều có nhiều học sinh và giáo viên dự thi học sinh giỏi, giáo viên dạy giỏi các cấp đạt giải cao...


Để có được những kết quả đó, theo cô giáo Phạm Thị Thuý, Hiệu trưởng trường THCS thị trấn Thanh Hà là do có sự chỉ đạo toàn diện, đồng bộ, khoa học của BGH nhà trường. Cùng với đó là sự cố gắng, nỗ lực bền bỉ của tập thể cán bộ, giáo viên (CB,GV), nhân viên nhà trường trong thực hiện việc đổi mới công tác quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ CB,GV; tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên gắn với hiệu quả giáo dục. Triển khai đồng bộ các hoạt động đổi mới phương pháp dạy và học trên tinh thần đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Coi đây là điều kiện trực tiếp để nâng cao chất lượng giáo dục ở nhà trường...


Học sinh lớp 8A1, trường THCS thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy) trong giờ học theo sáng kiến "Luyện kỹ năng đọc, hiểu tiếng Anh cho học sinh” của cô giáo Đỗ Phương Chính.

Ngay từ đầu năm học, BGH trường THCS thị trấn Thanh Hà đã chú trọng đến việc khảo sát giáo viên và học sinh để có kế hoạch bồi dưỡng. Trong đó, lấy đội ngũ giáo viên giỏi làm nòng cốt, tiến hành bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như tổ chức các chuyên đề sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học; xây dựng giáo án bộ môn cho những bài khó, dự giờ rút kinh nghiệm, xây dựng cách ra đề kiểm tra theo hướng đổi mới.

Để nâng cao chất lượng giáo dục, nhà trường luôn coi trọng kiểm tra, đánh giá nắm bắt chất lượng dạy của thầy, học của trò để có sự điều chỉnh, uốn nắn phù hợp với thực tế công tác dạy và học. Các tổ chuyên môn hàng tuần, hàng tháng xây dựng kế hoạch dự giờ cụ thể. Sau dự giờ đều nghiêm túc rút kinh nghiệm về việc đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao.

Cùng với đó, nhà trường không ngừng nghiên cứu đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học bộ môn nhằm phát huy tối đa tinh thần nhiệt tình và say mê với nghề của đội ngũ giáo viên; vận dụng sáng tạo những sáng kiến kinh nghiệm của CB,GV để nâng cao chất lượng giáo dục. Nhờ vậy đã có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy được đưa ra, đạt hiệu quả cao như "Rèn kỹ năng giải toán và phương pháp học toán cho học sinh THCS”, "Một số phương pháp giải phương trình vô tỉ” của cô giáo Nguyễn Thị Hiền; "Bồi dưỡng học sinh giỏi” của tổ khoa học tự nhiên; "Giải pháp tạo hứng thú học tập bằng liên hệ thực tế trong dạy học môn hoá học” của cô giáo Trần Thị Thái; "Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài theo mô hình trường học mới” của tổ khoa học xã hội; "Giúp học sinh học tốt môn lịch sử bằng bản đồ tư duy” của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh; "Một số giải pháp tạo hứng thú cho học sinh học phân môn hình học lớp 8” của cô giáo Hoàng Thị Phương Anh... Chính những sáng kiến, đổi mới cách dạy không chỉ tạo hứng thú mà còn khuyến khích sự sáng tạo trong tư duy học tập của học sinh.

Em Nguyễn Thị Phương Anh lớp 8A1 chia sẻ: Mỗi giờ học của chúng em rất vui, không khí học tập cũng sôi nổi bởi vì cách giảng bài, truyền đạt kiến thức theo phương pháp, cách làm mới của các thầy, cô giáo đã tạo cho chúng em nhiều hứng thú. Tiếp thu bài học mới cũng như ôn lại bài học cũ luôn được dễ dàng, không có sự nhàm chán. Chính vì có được niềm vui cũng như hứng thú trong việc học nên nhiều bạn có học lực trung bình đã cố gắng vươn lên học khá, bạn học khá vươn lên giỏi.

Cô giáo Phạm Thị Thuý, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ thêm: Từ phong trào "Dạy tốt - học tốt, đổi mới - sáng tạo”, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Trong năm học 2016 – 2017, đối với chất lượng đại trà khối 8+9, nhà trường có 127 học sinh, trong đó có gần 30% có học lực đạt loại giỏi, trên 50% học sinh có học lực đạt loại khá; tỷ lệ học sinh có học lực loại yếu chỉ chiếm dưới 1%. Đối với chất lượng đại trà khối lớp 6+7 học theo chương trình VNEN có 131 học sinh, qua đánh giá chất lượng học tập có 33,6% học sinh hoàn thành tốt, 66,4% học sinh được đánh giá hoàn thành chương trình học. Trong năm học 2016 - 2017, nhà trường có 103 học sinh tiên tiến; 81 học sinh giỏi toàn diện. Đối với chất lượng mũi nhọn, nhà trường có 54 học sinh giỏi cấp huyện; 13 học sinh giỏi cấp tỉnh; 2 học sinh giỏi cấp quốc gia.

Với những kết quả đạt được, năm học 2016 - 2017, trường THCS Thị trấn Thanh Hà vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua và là một trong những trường dẫn đầu phong trào thi đua dạy tốt - học tốt khối THCS của tỉnh.

M.H


Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục