Việc sửa đổi làm tròn điểm thi THPT Quốc gia dự kiến được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân.

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.

Dự thảo Thông tư sửa đổi một số điều do Bộ GD-ĐT công bố liên quan thí sinh tự do, về việc chấm thi, hình thức xử lý thí sinh khi vi phạm quy chế...

Thí sinh tham dự  kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017

Cụ thể, về việc chấm thi, khoản 1 Điều 25 được sửa đổi bổ sung như sau: Bài thi được chấm theo thang điểm 10; điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 2 chữ số thập phân. Đây là điều khác biệt vì năm 2017, Bộ GD-ĐT lấy đến 0,25 điểm, không quy tròn điểm.

Trong kỳ thi năm 2017, nhiều thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt ĐH vì quy tắc làm tròn điểm. Ví dụ như có thí sinh (khu vực 3) đạt tổng số điểm của tổ hợp xét tuyển khối B là 29,35 điểm vẫn trượt vào ngành Y đa khoa của ĐH Y Hà Nội vì theo quy tắc làm tròn, điểm của nam sinh giảm xuống còn 29,25.

Điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT

Dự thảo Thông tư cũng quy định thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT, ngoài việc phải đăng ký dự thi và nộp đầy đủ các giấy tờ, đúng thủ tục, đúng thời hạn, còn đảm bảo đã tốt nghiệp THCS.

Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, thí sinh phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5. Điều kiện này để đảm bảo đủ điều kiện về học lực, lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm.

Tại khoản 3, điều 13, thí sinh tự do ngoài các hồ sơ theo quy định trước đó, phải có thêm giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém. Ngoài ra, phải có bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp THCS, có giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.

Thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp nếu không có học bạ THPT hoặc giáo dục thường xuyên thì phải có xác nhận của cơ sở giáo dục và đào tạo nơi thí sinh theo học nghề về việc đã hoàn thành các môn văn hóa. Đối tượng này chỉ cần nộp bản sao bằng trung cấp, không cần bằng THCS.

Khoản 1 Điều 38 sửa đổi như sau: Thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật hủy kết quả thi, tất cả các bài thi và các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp lấy điểm để xét công nhận tốt nghiệp đều đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10 và có điểm xét tốt nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.

Ở khoản 6 điều 49, hủy kết quả thi và lập hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật với những thí sinh vi phạm một trong các lỗi sau: Giả mạo hồ sơ để hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích; Sử dụng văn bằng, chứng chỉ không hợp pháp; Để người khác thi thay, làm bài thay dưới mọi hình thức; Có hành động gây rối, phá hoại kỳ thi; hành hung cán bộ hoặc thí sinh khác; Sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp./.

 

 

                  TheoVOV.VN

 

Các tin khác


Người bảo tồn và truyền dạy chữ Nôm - Dao

(HBĐT) - Dân tộc Dao có tiếng nói, chữ viết riêng, tuy nhiên chữ viết đang bị mai một. Để bảo tồn và phát triển tri thức bản địa của dân tộc, ông Lý Văn Hềnh, xã Cao Sơn (Đà Bắc), người am hiểu ngôn ngữ, chữ viết và còn lưu giữ nhiều sách Dao cổ đã mở các lớp học miễn phí truyền dạy cho bà con biết đọc, viết chữ Nôm - Dao cổ với mong muốn bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Huyện Lạc Sơn chủ động chống rét cho học sinh vùng cao

(HBĐT) - Tính từ đầu vụ rét đến nay, nhiều điểm trường ở các xã vùng cao huyện Lạc Sơn đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khoẻ vào những ngày nhiệt độ xuống thấp. Cùng với đó, các trường chủ động thực hiện các biện pháp chống rét nhằm đảm bảo sức khoẻ cho học sinh khi đến lớp.

Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh cho học sinh nghỉ học do rét đậm, rét hại

(HBĐT) - Sáng ngày 31/1, chúng tôi có mặt tại huyện Kỳ Sơn, lúc này nhiệt độ ngoài trời giảm xuống chỉ còn 8 độ, kèm theo mưa phùn, rét cắt da thịt. Đồng chí Lê Văn Công – Trưởng phòng GD&ĐT huyện cho biết: Trước diễn biến thời tiết khắc nghiệt, phòng GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn các nhà trường chủ động thực hiện các giải pháp phòng chống rét đậm, rét hại, đảm bảo sức khỏe cho học sinh.

Chọn ngành, chọn trường: Cẩn trọng kẻo bỏ học giữa chừng

Các chuyên gia giáo dục khuyên các em cần cẩn trọng trong việc chọn ngành, chọn trường, đừng chọn theo trao lưu rồi bỏ học nửa chừng.

Xây dựng nhà trường an toàn không ma túy

(HBĐT) - Trường Cao đẳng KT -KT Hòa Bình hàng năm tuy?n sinh trên 500 HS -SV chính quy và sinh viên hệ vừa học vừa làm, liên thông bậc cao đẳng, đại học, trong đó HS -SV hệ chính quy khoảng 150 em. Số học sinh này thường ở nội trú hoặc ngoại trú, bắt đầu rời xa sự quản lý của gia đình, nhận thức còn hạn chế… Các em là nhóm bị các đối tượng xấu chú ý, lôi kéo.

Nghiên cứu chuyển đổi một số trường mầm non, phổ thông từ công lập ra ngoài công lập

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018; sơ kết học kì I, triển khai nhiệm vụ học kì II năm học 2017 – 2018 do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 26/1.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục