(HBĐT) - Dân tộc Dao có tiếng nói, chữ viết riêng, tuy nhiên chữ viết đang bị mai một. Để bảo tồn và phát triển tri thức bản địa của dân tộc, ông Lý Văn Hềnh, xã Cao Sơn (Đà Bắc), người am hiểu ngôn ngữ, chữ viết và còn lưu giữ nhiều sách Dao cổ đã mở các lớp học miễn phí truyền dạy cho bà con biết đọc, viết chữ Nôm - Dao cổ với mong muốn bảo tồn và gìn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc mình.


Các lớp dạy chữ do ông Hếnh mở luôn có đông người dân tham gia

Chúng tôi đến gia đình ông Lý Văn Hềnh, bản Sưng, xã Cao Sơn (Đà Bắc) khi ông đang hướng dẫn các cháu nhỏ trong xóm làm quen với các nét chữ Dao cổ. ông tâm sự: Học chữ Nôm đã khó, để hiểu, dịch nghĩa, phiên âm sang tiếng dân tộc Dao còn khó hơn, đòi hỏi người học phải chịu khó, ham mê mới có thể thành công. Xuất thân từ gia đình có truyền thống học chữ Nôm – Dao, ngay từ nhỏ, tôi đã được bố truyền dạy chữ viết, văn hóa, tập tục truyền thống của dân tộc Dao. Với sự truyền dạy của bố, đến năm 18 tuổi, tôi thành thạo chữ viết, các làn điệu dân ca, các câu thành ngữ, tục ngữ, quán ngữ dân tộc Dao Tiền, các điệu múa dân gian và các tập tục trong việc hành lễ tâm linh… Với vốn chữ Nôm – Dao thành thạo, tôi đã sưu tầm, viết lại và phổ biến các cuốn sách nói về tâm linh, luật tục, tập tục của người Dao Tiền cho cộng đồng người Dao ở các địa phương trong tỉnh.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hềnh cho biết thêm: Trong cuộc sống hiện nay, nhiều luồng văn hóa đã du nhập đến các làng, bản người Dao. Giới trẻ được học tiếng phổ thông, học ngoại ngữ mà lãng quên không học, không nói tiếng dân tộc là điều khiến chúng tôi rất trăn trở. Chữ Dao có nguy cơ mai một, vì vậy lớp dạy chữ được mở trở thành niềm vui của cả cộng đồng người Dao. Trước thực tế số đông người dân tộc Dao, không chỉ các em nhỏ mà ngay cả nhiều người trung, cao tuổi cũng không am hiểu và biết viết, đọc chữ Nôm - Dao cổ của dân tộc, không biết chữ viết của dân tộc mình khiến tôi cảm thấy tiếc nuối. Với nguyện vọng truyền dạy chữ viết cho cộng đồng và để lưu giữ những nét văn hóa độc đáo của người Dao Tiền, tôi bắt đầu dạy chữ Nôm - Dao cho con cháu trong gia đình, dòng tộc bằng phương pháp học cổ truyền. Đến nay, các con đều am hiểu rõ về ngôn ngữ, chữ viết, tập tục của người Dao và có thể truyền dạy các tri thức của người Dao cho mọi người.

Đặc biệt, năm 2008 được sự giúp đỡ của thành viên mạng lưới bảo tồn tri thức bản địa dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình, ông Hềnh đã lập tờ trình đề nghị UBND xã Cao Sơn cho dạy phổ biến chữ Nôm – Dao cho cán bộ và nhân dân trong vùng. Mới đầu ông mở lớp dãy miễn phí cho các cháu nhỏ và người dân trong xã. Tại đây, các học viên không chỉ được học về chữ viết Dao cổ mà còn học các làn điệu dân ca Dao Tiền như: hát Khía, hát đối đáp giao duyên và hát trong các lễ làm đám tâm linh dân tộc Dao như: múa chèo, múa chuông, điệu nhảy… Tiếng lành đồn xa, nhiều người dân ở các xã khác khi biết có lớp học chữ Dao đã đến đăng ký tham gia mong học được cái chữ để truyền dạy lại cho thế hệ sau.

Tuy tuổi cao, hàng ngày ông Hềnh vẫn đi đến các điểm mở lớp tại các địa phương trong huyện để truyền dạy về tri thức bản địa cho đồng bào dân tộc Dao. Đến nay, ông Hếnh đã mở được 6 lớp ở các xã: Cao Sơn, Vầy Nưa, Đoàn Kết, Tân Pheo, Hiền Lương với trên 350 học viên tham gia. Các học viên tham gia lớp học ở mọi lứa tuổi, từ các cháu nhỏ đến những người trung, cao tuổi và cán bộ xã.

Đồng chí Bàn Văn Xuân, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn cho biết: Từ ngày có lớp học chữ Dao trên địa bàn huyện số lượng học viên tăng lên cũng từ đó người biết viết chữ Dao đã tăng. Việc mở lớp không chỉ để mọi người hiểu về ngôn ngữ, chữ viết, văn hóa người Dao, góp phần giữ gìn, bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc mà còn giúp mọi người hiểu về nhân nghĩa, gìn giữ nếp sống, phong tục tập quán đẹp của dân tộc mình. Với giá trị to lớn như vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện có thể để người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc Dao nói riêng bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

 

Hồng Ngọc

Các tin khác


Nghiên cứu chuyển đổi một số trường mầm non, phổ thông từ công lập ra ngoài công lập

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018; sơ kết học kì I, triển khai nhiệm vụ học kì II năm học 2017 – 2018 do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 26/1.

Cấp phát miễn phí 3.830 quyển sách với chủ đề “ATGT cho trẻ em”

(HBĐT) - Ngày 26/1, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức cấp phát miễn phí 3.830 quyển sách với chủ đề "ATGT cho trẻ em” cho các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh.

TPHCM hỗ trợ Đại học Quốc gia Lào phát triển nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 26-1, đoàn đại biểu cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đã chứng kiến buổi ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Lào (tại Thủ đô Viêng Chăn).

Toàn tỉnh có 265 trường đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, tính đến tháng 1/2018, toàn tỉnh có 637 trường học với 217.713 học sinh, sinh viên. 

Cải tạo, sửa chữa cơ sở 115 trường học

(HBĐT) - Năm 2017, ngành GD&ĐT đã tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất của 115 trường học, kinh phí ước tính khoảng 45 tỷ đồng, trong đó khối các đơn vị trực thuộc Sở là 38 trường với kinh phí gần 30 tỷ đồng. Mua sắm trang thiết bị bàn ghế giáo viên và học sinh, thiết bị phục vụ cho các hoạt động giảng dạy kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó khối trực thuộc Sở là 30 trường với kinh phí 3,5 tỷ đồng. Mua mới 18 phòng tin học phục vụ giảng dạy với kinh phí 16,3 tỷ đồng.

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa kỳ thi THPT quốc gia 2018

Hôm nay, ngày 24/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi minh họa cho kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục