(HBĐT) - Tính từ đầu vụ rét đến nay, nhiều điểm trường ở các xã vùng cao huyện Lạc Sơn đã cho học sinh nghỉ học để đảm bảo sức khoẻ vào những ngày nhiệt độ xuống thấp. Cùng với đó, các trường chủ động thực hiện các biện pháp chống rét nhằm đảm bảo sức khoẻ cho học sinh khi đến lớp.


Việc chống rét, đảm bảo giữ ấm cho học sinh luôn được các cô giáo trường mầm non Ngọc Sơn (Lạc Sơn) quan tâm.

 

Đồng chí Bùi Văn Danh, Trưởng phòng GD &ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Là huyện có nhiều xã ở vùng núi cao, nhiệt độ thường thấp hơn so với các vùng. Vào mùa rét thường xuyên xuất hiện tình trạng rét đậm, sương giá, ảnh hưởng lớn đến việc học tập của học sinh. Do vậy, ngay từ đầu năm học, căn cứ theo sự chỉ đạo của cấp trên, Phòng GD &ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường trên địa bàn, nhất là ở những xã vùng cao tuyên truyền đến phụ huynh thực hiện các biện pháp chống rét, đảm bảo sức khoẻ học sinh.

Kéo chăn nhẹ nhàng đắp kín cổ cho đám trẻ, nhà giáo ưu tú Bùi Thị Lon, Hiệu trưởng trường mầm non Ngọc Sơn (xã Ngọc Sơn) chia sẻ: Nhà trường hiện có 317 học sinh từ 13 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi. Ngoài chi chính, nhà trường có 3 chi lẻ ở các xóm xa trung tâm. Do là địa bàn vùng núi cao nên vào mùa rét, nền nhiệt độ ở Ngọc Sơn thường xuyên xuống thấp, có sương mù và buốt lạnh, nhất là vào buổi sáng. Trước tình hình đó, nhà trường đã thực hiện công văn chỉ đạo của Sở, Phòng GD &ĐT huyện về công tác phòng, chống rét cho học sinh. Theo đó, khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ C, nhà trường sẽ thông báo học sinh nghỉ ở nhà. Khi thời tiết có sự thay đổi, nhiệt độ xuống thấp, nhà trường tuyên truyền cho phụ huynh khi đưa, đón trẻ phải đảm bảo có đầy đủ quần áo ấm, khăn mũ, tất chân, không để trẻ bị lạnh. Nhờ vậy, trong những đợt rét vừa qua, sức khoẻ học sinh nhà trường được đảm bảo. Tỷ lệ chuyên cần trong những ngày rét đạt 98%, còn trong những ngày rét đậm duy trì ở mức trên 60%.

Bên cạnh việc chủ động tuyên truyền cho phụ huynh học sinh thực hiện các biện pháp giữ ấm cho trẻ khi đến lớp, để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, vào những hôm thời tiết lạnh, có sương mù dày đặc, nhà trường tổ chức đón trẻ muộn hơn bình thường. Do đặc thù các nhóm lớp trẻ đều học bán trú nên thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ của các bậc phụ huynh, nhà trường cũng đã tiết kiệm các khoản chi tiêu thường xuyên và vận động các ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, mua thảm xốp, chăn ấm cho học sinh. Cùng với đó, nhà trường đảm bảo đủ nước ấm cho học sinh uống và vệ sinh thân thể. Quá trình học tập các cô cũng hạn chế cho trẻ hoạt động ngoài trời để đảm bảo sức khoẻ.

Đồng chí Bùi Văn Danh, Trưởng Phòng GD &ĐT huyện Lạc Sơn cho biết: Hiện nay, trên địa bàn huyện có 78 trường học với hơn 1.000 phòng học và trên 200 chi lẻ, trong đó có 30 trường mầm non. Tổng số học sinh toàn huyện trên 31 nghìn em. Đáng nói, trong có hơn 1/2 các xã vùng núi, điều kiện kinh tế, địa hình, đường giao thông đi lại khó khăn. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ở các xã này đều có nền nhiệt thấp hơn so với các xã vùng dưới. Do vậy, khi nền nhiệt xuống thấp, học sinh ở các xã vùng núi đều bị ảnh hưởng trực tiếp. Trong những đợt rét vừa qua, nhiều trường ở các xã vùng cao như Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do, Miền Đồi đã căn cứ vào điều kiện thực tế để cho học sinh nghỉ học.

Bên cạnh đó, các địa phương vùng núi điều kiện KT -XH còn khó khăn nên nhiều học sinh đến trường mặc áo mỏng, không đủ ấm, do vậy, trong các chương trình hỗ trợ áo ấm, Phòng GD &ĐT huyện đã giới thiệu về các địa phương này để các em được hỗ trợ quần áo ấm. Song song với đó, phòng đã tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất trường lớp học đảm bảo. Theo đó, trong năm 2017, UBND huyện đã đầu tư 40 tỷ đồng nâng cấp hàng trăm phòng học. Đến nay nhiều phòng học đã được lắp kính ngăn gió, có hệ thống điện, ánh sáng đảm bảo cho học sinh học tập trong những ngày giáự rét.

 

Mạnh Hùng

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục