Tân giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam là Phạm Hoàng Hiệp, sinh năm 1982. Anh đã phá kỷ lục trước đó của giáo sư Phan Thanh Sơn Nam.

Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước vừa công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

Theo kết quả bỏ phiếu tín nhiệm, có 85 người đạt tiêu chuẩn giáo sư, 1.141 người đạt tiêu chuẩn phó giáo sư.

Điều thú vị là người được công nhận chức danh giáo sư trẻ nhất năm 2017 năm nay tròn 36 tuổi. Đó là anh Phạm Hoàng Hiệp, quê ở Hải Dương. Anh Hiệp là giáo sư ngành Toán học, hiện công tác tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt  Nam.

Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 Phạm Hoàng Hiệp (Ảnh: Phạm Phượng/KHPT)

Anh Hiệp đã phá kỷ lục trước đó của giáo sư Phan Thanh Sơn Nam (SN 1977), công tác tại ĐH Quốc gia TP HCM là người trẻ nhất trong lịch sử 38 năm được công nhận giáo sư năm 2014.

Anh Phạm Hoàng Hiệp tốt nghiệp đại học và thạc sĩ ngành Toán học tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2008, anh bảo vệ luận án tiến sĩ Toán học với sự hướng dẫn của giáo sư Urban Cegrell, tại ĐH Umea, Thụy Điển. Năm 2013, anh bảo vệ luận án Tiến sĩ khoa học tại Pháp.

Trước khi về công tác tại Viện Toán học, tân giáo sư Phạm Hoàng Hiệp từng công tác giảng dạy tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Năm 2011, anh Hiệp được phong là phó giáo sư trẻ nhất khi tròn 29 tuổi.

Tân giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2017 Phạm Hoàng Hiệp được xem là nhà Toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.

Tính tới nay, anh và cộng sự đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo. Hiện nay, anh Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.

Trong một lần chia sẻ  khi nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2015, anh Hiệp cho biết, dù đến với Toán học khá muộn nhưng luôn dành tình yêu đặc biệt cho môn học này. 

Phải đến năm lớp 9, sau khi tình cờ đọc một cuốn sách về số học được bố mua cho từ rất lâu, cậu bé Hiệp mới phát hiện mình có thêm niềm đam mê với toán. Dù lỡ cơ hội thi vào lớp chuyên toán của tỉnh Hải Dương, nhưng anh Hiệp vẫn nuôi mơ ước được đi thi Toán quốc tế. Thời gian sau đó, Hiệp say sưa tìm giải các đề thi toán trong tạp chí Toán học và Tuổi trẻ. Đôi lần, lời giải của anh được tạp chí chọn đăng...

Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 từng mơ ước vào học khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Hà Nội, để nếu không được nghiên cứu toán thì cũng được giảng dạy Toán.

Những năm theo học Lớp chất lượng cao của Khoa Toán, trường ĐH Sư phạm Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời nghiên cứu của anh. Tại đây, anh Hiệp đã dành phần lớn thời gian để đọc và nghiền ngẫm các tài liệu về toán học, tạo cho mình một nền tảng vững chắc.

Môi trường này đã tạo cơ duyên cho anh Hiệp được gặp nhiều vị giáo sư nổi tiếng, sau này là thầy của anh như giáo sư Nguyễn Văn Khuê và tạo cầu nối với giáo sư Urban Cegrell, Thụy Điển - người giúp anh bảo vệ luận án tiến sĩ tại nước này. 

Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 từng đưa ra quan điểm độc đáo về tuổi trẻ: "Tuổi trẻ là lúc chúng ta có sức khỏe, lòng nhiệt huyết và sự tiếp thu kiến thức nhanh nhạy nhất. Tuổi trẻ trôi qua rất nhanh nên mỗi người phải biết tranh thủ thời gian này để học tập kiến thức, nâng cao trí tuệ của bản thân. Tùy theo khả năng của mình, mỗi người sẽ chọn lĩnh vực, ngành nghề phù hợp. Làm giỏi một nghề nghiệp nào có ích cho xã hội cũng sẽ mang lại vinh quang và hạnh phúc cho chính mình”.

Trước đó, năm 2011, anh Phạm Hoàng Hiệp đã trở thành phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 29 tuổi. Phạm Hoàng Hiệp cũng là nhà toán học Việt Nam được nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ, là người sẽ được Bộ Khoa học – Công nghệ vinh danh trong số 72 nhà khoa học trẻ có nhiều đóng góp cho đất nước./.

 

 

                      TheoVOV.VN

Các tin khác


Xây dựng nhà trường an toàn không ma túy

(HBĐT) - Trường Cao đẳng KT -KT Hòa Bình hàng năm tuy?n sinh trên 500 HS -SV chính quy và sinh viên hệ vừa học vừa làm, liên thông bậc cao đẳng, đại học, trong đó HS -SV hệ chính quy khoảng 150 em. Số học sinh này thường ở nội trú hoặc ngoại trú, bắt đầu rời xa sự quản lý của gia đình, nhận thức còn hạn chế… Các em là nhóm bị các đối tượng xấu chú ý, lôi kéo.

Nghiên cứu chuyển đổi một số trường mầm non, phổ thông từ công lập ra ngoài công lập

(HBĐT) - Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại Hội nghị tổng kết năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018; sơ kết học kì I, triển khai nhiệm vụ học kì II năm học 2017 – 2018 do Sở GD&ĐT tổ chức ngày 26/1.

Cấp phát miễn phí 3.830 quyển sách với chủ đề “ATGT cho trẻ em”

(HBĐT) - Ngày 26/1, Ban An toàn giao thông tỉnh đã phối hợp với Sở GD&ĐT tổ chức cấp phát miễn phí 3.830 quyển sách với chủ đề "ATGT cho trẻ em” cho các nhà trường trên địa bàn toàn tỉnh.

TPHCM hỗ trợ Đại học Quốc gia Lào phát triển nguồn nhân lực

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 26-1, đoàn đại biểu cấp cao TPHCM do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, dẫn đầu đã chứng kiến buổi ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa Đại học Quốc gia TPHCM và Đại học Quốc gia Lào (tại Thủ đô Viêng Chăn).

Toàn tỉnh có 265 trường đạt chuẩn quốc gia

(HBĐT) - Theo số liệu thống kê của Sở GD&ĐT, tính đến tháng 1/2018, toàn tỉnh có 637 trường học với 217.713 học sinh, sinh viên. 

Cải tạo, sửa chữa cơ sở 115 trường học

(HBĐT) - Năm 2017, ngành GD&ĐT đã tiến hành cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất của 115 trường học, kinh phí ước tính khoảng 45 tỷ đồng, trong đó khối các đơn vị trực thuộc Sở là 38 trường với kinh phí gần 30 tỷ đồng. Mua sắm trang thiết bị bàn ghế giáo viên và học sinh, thiết bị phục vụ cho các hoạt động giảng dạy kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó khối trực thuộc Sở là 30 trường với kinh phí 3,5 tỷ đồng. Mua mới 18 phòng tin học phục vụ giảng dạy với kinh phí 16,3 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục