Sau buổi họp ngày 27/2, Hội đồng chức danh giáo sư (GS) Nhà nước đã tạm để lại 129 hồ sơ GS, PGS của tất cả các ngành, trong đó có 29 hồ sơ (9 GS và 20 PGS) của ngành y tế.


                                                    Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: Phạm Hải

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng nằm trong hồ sơ được xem xét lại này.

Chiều ngày 28/2, các thành viên trong Hội đồng ngành y đã bày tỏ quan điểm về thông tin hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bị nằm trong danh sách "xem xét lại".

GS.TSKH Phùng Đắc Cam cho biết: "Kết quả rà soát cho thấy Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến hoàn toàn đủ tiêu chuẩn. Ngoài ra các thành viên hội đồng đánh giá rất cao những đóng góp của Bộ trưởng Bộ Y tế với ngành y tế nước nhà.”

GS Phùng Đắc Cam khẳng định hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế thừa điểm để xét duyệt hồ sơ. Cụ thể, về tiêu chí giảng dạy, bà Tiến đào tạo 3 tiến sỹ, 4 thạc sỹ lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh.

Bên cạnh đó, bà tham gia giảng dạy tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Bà Tiến có 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo và 2 sách hướng dẫn...

Bà Tiến còn được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp, thỉnh giảng tại ĐH Oxford (Anh quốc) 2 nhiệm kỳ.

"Ở Việt Nam chưa có nhà khoa nào được mời thỉnh giảng 2 lần tại đại học danh tiếng như ĐH Oxford. Bản thân trường đại học này cũng xét duyệt hồ sơ rất kỹ của những nhà khoa học trước khi mời cá nhân tham gia giảng dạy” - ông Cam nhấn mạnh.

"Khi đứng trước Đại hội đồng Liên hợp quốc, thay mặt ngành y của Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nói tiếng Anh như những nhà ngoại giao, trao đổi với giới chuyên môn trong ngành y của nhiều nước "tay bo” bằng tiếng Anh. Đó là những bằng chứng thêm nữa chứng tỏ năng lực của bà, tại sao bà phải ở danh sách thứ 2?" - GS Cam viện dẫn.

Theo GS Cam, trước kia đã từng có Bộ trưởng Bộ Y tế 2 lần là ứng viên xét phong hàm giáo sư nhưng đều không đạt. Trước khi trình lên Hội đồng nhà nước một hồ sơ giáo sư, phó giáo sư phải qua 6 người của Hội đồng giáo sư ngành y tế "soi”, nên không lọt được các điều kiện cần và đủ đối với chức danh giáo sư, phó giáo sư.

GS Cam cũng đề xuất nên xem xét lại tiêu chí quy định về giờ giảng đối với các hồ sơ giáo sư thuộc lĩnh vực nghiên cứu và những người làm công tác quản lý đối với ngành y. Bởi những người làm chuyên môn giỏi mới được xem xét và cân nhắc bổ nhiệm là quản lý. Khi làm quản lý họ vẫn tiếp tục làm chuyên môn và tham gia nghiên cứu.

TheoVietNamNet

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục