Ngày 2-4, Bộ GD-ĐT thông tin cho biết, công tác rà soát hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện đã hoàn thành. Theo đó, có thêm 53 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017; 41 ứng viên không được công nhận do hồ sơ không bảo đảm theo quy định hoặc có đơn xin rút.
Đại
biểu tại Lễ công bố quyết định và trao chứng nhận đạt chuẩn chức danh GS, PGS
năm 2016 (Ảnh minh họa: VNU).
Thực hiện nhiệm vụ do Bộ trưởng GD-ĐT giao theo quy định hiện hành, Thanh tra Bộ đã tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ của 94 ứng viên GS, PGS có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. Thanh tra Bộ GD-ĐT đã rà soát, kiểm tra từng trường hợp một. Kết quả có 53 ứng viên bảo đảm đủ tiêu chuẩn, điều kiện, được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS; 41 người không được công nhận do hồ sơ không bảo đảm theo quy định hoặc có đơn xin rút khỏi danh sách công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2017.
Như vậy, năm 2017, có 1.184 người được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, tỷ lệ đạt là 77%.
Bộ GD-ĐT cho biết đang khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định thay thế Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh GS, PGS ban hành kèm theo Quyết định số 174/2008/QĐ-TTg ngày 31-12-2008 và Quyết định số 20/2012/QĐ-TTg ngày 27-4-2012 của Thủ tướng Chính phủ để áp dụng ngay từ đợt xét công nhận mới.
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ sáng nay, Bộ trưởng GD-ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo Chính phủ về kết quả rà soát 94 hồ sơ của các ứng viên GS, PGS đề nghị công nhận năm 2017 bị để lại do có dấu hiệu chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định hoặc có khiếu kiện. Từ kết quả rà soát, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước sẽ thực hiện theo đúng quy định là chỉ công nhận những ứng viên đủ tiêu chuẩn. Bộ GD-ĐT cũng sẽ tiếp tục xử lý các cơ sở giáo dục công nhận số giờ giảng cho các ứng viên không chính xác và sẽ công bố công khai cho công luận. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cũng nhấn mạnh Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước chỉ công nhận các ứng viên đủ điều kiện, còn việc bổ nhiệm GS,PGS là do các cơ sở giáo dục tự quyết định.
Theo báo Nhân Dân
(HBĐT) - Đoàn học sinh tỉnh Hòa Bình tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia với 6 dự án thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội và hành vi; năng lượng vật lý; vật lý và thiên văn; y sinh và khoa học sức khỏe.
Ngày 28/3, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao từ ngày 1/1/2017 đến ngày 15/3/2018 và kết quả rà soát các điều kiện kinh doanh liên quan tới lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tại buổi làm việc, nhiều vấn đề nổi cộm đang được xã hội quan tâm đã được Tổ công tác nêu ra để Bộ Giáo dục và Đào tạo giải trình cũng như có giải pháp xử lý trong thời gian tới.
(HBĐT) - Ngày 28/3, Sở GD&ĐT đã tổ chức hội nghị tập huấn công tác tổ chức thi THPT Quốc gia năm 2018.
(HBĐT) - "Các chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số, miền núi đã phát huy hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống, điều kiện học tập và công tác của cán bộ, giáo viên, học sinh ngành giáo dục. Đồng thời thu hút nhiều cán bộ, giáo viên đến công tác, tránh tình trạng thiếu giáo viên như trước đây, giảm bớt khó khăn cho các nhà trường. Qua đó củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục ở các vùng dân tộc, miền núi, vùng điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Các chính sách trên được nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục quan tâm và có sự đồng thuận cao”. Đó là khẳng định của đồng chí Nguyễn Đức Lương, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT về việc thực hiện chính sách, pháp luật về hỗ trợ phát triển giáo dục vùng dân tộc, thiểu số.
Ngữ văn là môn học thuộc lĩnh vực giáo dục ngôn ngữ và văn học, được học từ lớp 1 đến lớp 12. Ở tiểu học, môn học này có tên là Tiếng Việt; ở cấp THCS và THPT là Ngữ văn. Sau một thời gian Bộ Giáo dục và Ðào tạo công bố Dự thảo Chương trình môn học, trong đó có môn Ngữ văn, nhiều chuyên gia đã có một số đề xuất, góp ý để hoàn thiện Dự thảo chương trình môn Ngữ văn.
(HBĐT) - Trường mầm non Thanh Hối (xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc) được xây dựng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2013. Khi đó, nhà trường có 12 lớp với 300 học sinh. Trung bình mỗi năm nhà trường tăng khoảng 40 – 50 học sinh và tại thời điểm tháng 3/2017, trường có 15 lớp với 444 học sinh nhưng chỉ có 12 lớp học kiên cố đạt tiêu chuẩn, 3 lớp học tạm với diện tích khoảng 20m2, chen chúc hơn 20 cháu. Việc gia tăng nhanh số trẻ lứa tuổi mẫu giáo trong 3 năm trở lại đây là nguyên nhân của tình trạng học sinh trường chuẩn quốc gia nhưng phải học phòng học tạm.