(HBĐT) - Còn gần 2 tháng nữa là thí sinh lớp 12 sẽ bước vào kỳ thi THPT Quốc gia. Thông tin từ Bộ GD&ĐT kỳ thi năm nay mở rộng phạm vi kiến thức ôn tập, đề thi sẽ tăng mức độ phân hóa. Do đó, các thí sinh đang gồng mình vượt qua áp lực trước khi bước vào kỳ thi.


Tiết ôn tập môn lịch sử của học sinh lớp 12G, trường PT DTNT THPT tỉnh.

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, trường PT DTNT THPT tỉnh có 229 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó, ngoài các bộ môn bắt buộc, có 122 thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên, 110 thí sinh đăng ký dự thi tổ hợp môn khoa học xã hội, 3 thí sinh đăng ký thi cả 2 tổ hợp môn. Toàn trường có 4 thí sinh chỉ xét chứng nhận tốt nghiệp, 225 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ với tổng số 1.221 nguyện vọng. Việc ôn thi được nhà trường tổ chức theo 2 vòng, vòng 1 từ ngày 15/2 – 25/5; vòng 2 từ ngày 25/5 – 20/6.

Theo các hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đề thi năm nay sẽ ra theo hướng đánh giá năng lực học sinh. Nội dung đề thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 và có thêm kiến thức lớp 11. Đồng thời tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi gắn với thực tiễn và câu hỏi vận dụng, đảm bảo độ phân hóa, đáp ứng yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ xét tuyển ĐH, CĐ.

Trao đổi với chúng tôi, Hà Thị Minh Châu, học sinh lớp 12B, trường PT DTNT THPT tỉnh cho biết: Năm 2017, phạm vi ôn tập gói gọn trong lớp 12, năm nay mở rộng thêm cả lớp 11 nên khối lượng kiến thức chúng em phải ôn tập rất nhiều. Đề thi lại có sự phân hóa cao, sẽ rất khó để được trên 7, 8 điểm mà mục tiêu của đa số chúng em là xét tuyển vào các trường CĐ, ĐH, do đó chúng em khá căng thẳng trong quá trình ôn tập. Ngoài ra, chúng em còn có một áp lực nữa đó là kết quả thi THPT Quốc gia của nhà trường những năm qua đều rất tốt, vì vậy chúng em phải cố gắng để duy trì kết quả đó.

Chính vì phạm vi ra đề rộng, đề thi có tính phân hóa cao nên buộc lòng thí sinh không được ôn "tủ” theo bài, theo chương mà phải ôn tất cả những kiến thức đã được quy định trong chương trình học tập hiện hành và trong tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT, đảm bảo học sinh phải có kiến thức toàn diện. Một điểm đặc biệt mà thí sinh cần lưu ý trong kỳ thi năm nay là thời gian làm bài thi môn Ngữ văn giảm còn 120 phút. Do đó, học sinh phải có sự điều chỉnh, thích ứng để hoàn thành được bài thi.

Thầy giáo Quách Thắng Cảnh, Hiệu trưởng trường PT DTNT THPT tỉnh cho biết: Để giúp thí sinh vượt qua những khó khăn, áp lực trong kỳ thi THPT Quốc gia năm nay, nhà trường đã có nhiều giải pháp điều chỉnh về kỹ năng và phương pháp ôn thi. Trường áp dụng quan điểm ôn thi tìm giải pháp cung cấp kiến thức, kỹ năng thiết thực nhất nhằm nâng được điểm thi của học sinh. Tích cực tổ chức cho học sinh tập dượt với cách thức thi trắc nghiệm để các em nâng cao kỹ năng làm bài thi. Riêng với bộ môn Ngữ văn có dạng đề mở, trong quá trình ôn tập, nhà trường lưu ý giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh cách thức làm bài, cách thức trình bày diễn đạt, cách bày tỏ quan điểm bản thân về các vấn đề thực tiễn đời sống. Giúp học sinh nắm chắc phương pháp làm bài nhằm giải quyết hiệu quả bất cứ đề bài nào của kỳ thi. Nhà trường đã tổ chức cho học sinh thi thử, thông qua kết quả thi thử để có điều chỉnh kịp thời trong việc ôn tập.

Nhà trường cũng lưu ý giáo viên không ôn luyện quá nhiều kiến thức nâng cao, không thiết thực và không sát với trọng tâm kiến thức. Tập trung chủ yếu vào kiến thức lớp 12 và lớp 11 nhưng đồng thời củng cố cả những nội dung cần thiết trong chương trình lớp 10, nhất là đối với học sinh yếu.

Dương Liễu


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục