(HBĐT) - Năm học 2018 – 2019, trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thủy) duy trì 22 lớp học với trên 700 học sinh. Trong năm học này, nhà trường tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phấn đấu giữ vững trường chuẩn quốc gia mức độ 2.


Học sinh trường tiểu học Yên Lạc (Yên Thủy) tham gia trò chơi đổ nước đầy chai tại lễ khai giảng năm học 2018-2019.

 

Cô giáo Hoàng Thu Hiền, Hiệu trưởng trường cho biết: Toàn trường hiện có 43 cán bộ, giáo viên, 100% giáo viên trình độ đạt chuẩn. Với chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên khá đồng đều, hầu hết đều có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, phương pháp truyền đạt kiến thức cho học sinh linh hoạt, sáng tạo, kết hợp hiệu quả giữa lý thuyết và thực hành, học và chơi phù hợp với lứa tuổi đã tạo không khí học tập sôi nổi, mang niềm say mê, hứng thú với học sinh. Đồng thời, đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đổi mới phương pháp dạy theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Trong các tiết học, giáo viên tích cực nghiên cứu, sưu tầm đồ dùng tư liệu thực tế phục vụ cho bài giảng và sử dụng tương đối hiệu quả thiết bị, đồ dùng dạy học. Đặc biệt trong năm học 2017 - 2018, nhà trường đã triển khai, vận dụng có hiệu quả phương pháp "Bàn tay nặn bột” vào tiết dạy ở các môn Khoa học, Tự nhiên và xã hội; triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch đến 100% lớp học trong toàn trường; triển khai chương trình dạy môn tiếng Anh và tin học đối với học sinh khối lớp 3, 4, 5; triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học VNEN…

Học sinh làm quen với phương pháp học tập mới bước đầu mạnh dạn, tự tin, có nề nếp, tự phát hiện và nêu rõ vấn đề ở các tình huống đơn giản, tự tiếp thu kiến thức mới và không ngừng hoàn thiện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, tính toán, giao tiếp… Qua đó giúp học sinh khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, không chỉ trong quá trình học tập mà còn bổ ích trong cuộc sống thực tiễn. Bên cạnh đó, nhà trường đẩy mạnh giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, tổ chức cho học sinh tham gia tập luyện các môn thể thao và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giúp học sinh có những kỹ năng sống cơ bản.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huyền, trường tiểu học Yên Lạc cho biết: Để nâng cao chất lượng giáo dục, mỗi giáo viên thường xuyên tìm hiểu, nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới và tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Sở GD&ĐT tổ chức như: chuyên đề về chương trình giáo dục phổ thông mới, về thiết kế bài học theo hướng phát triển năng lực học sinh, đánh giá học sinh theo hướng đổi mới… Mỗi giáo viên thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, học thêm các kỹ năng dạy học mới, lấy đó làm nền tảng để chuẩn bị cho chương trình thay sách cũng như chương trình giáo dục phổ thông mới trong năm học 2019 – 2020.

Do vậy, những năm qua, chất lượng dạy và học của trường tiểu học Yên Lạc đã nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn có bước phát triển. Hàng năm, nhà trường có trên 80% học sinh đạt khá, giỏi. Năm học 2017 – 2018, nhà trường có 726 học sinh, trong đó học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện có 468 em, chiếm 64,5%; học sinh có thành tích vượt trội 104 em, chiếm 14,3%. Tại giao lưu Olympic giỏi lớp 5 cấp huyện, trường có 31 em tham gia, trong đó 7 em đoạt giải nhất, 11 em giải nhì, 9 em giải ba và 4 em giải khuyến khích.

Để giữ vững trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II, trong năm học 2018-2019, trường tiểu học Yên Lạc tiếp tục đẩy mạnh "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đồng thời, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Hồng Ngọc

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục