(HBĐT) - Thật may mắn khi tôi là học trò của mái trường Thanh niên Lao động XHCN Hòa Bình, khóa học 1977-1980 và giờ đây là cán bộ quản lý của nhà trường. Được chứng kiến sự phát triển, lớn mạnh của nhà trường từ khi cơ sở vật chất là tranh tre, nứa lá cho đến cơ sở vật chất khang trang, hiện đại với 674 học sinh như hiện nay. Bản thân tôi thấu hiểu và thấm thía những gian khổ, khó khăn mà các thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường đã nỗ lực vượt qua.


Ban Giám hiệu trường PT DTNT THPT tỉnh chụp ảnh lưu niệm cùng Ban liên lạc cựu học sinh nhà trường.

 

Những ngày đầu thành lập, nhà trường chưa có cơ sở vật chất. Cả thầy và trò ngày làm đường, làm bến phà, chỉ tranh thủ học bổ túc văn hóa 2h/ngày vào buổi trưa và buổi tối. Thời kỳ này, khi học sinh vào trường phần nhiều là mù chữ. Mục đích của nhà trường khi học sinh ra trường đều đọc thông, viết thạo 4 phép tính. Nhà trường đã có rất nhiều nỗ lực, đáp ứng yêu cầu của đất nước, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục với việc khi học sinh ra trường phải có trình độ văn hóa tối thiểu là cấp II, cấp III; có kiến thức, kỹ năng dân vận; biết vận dụng KH - KT giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống; có phẩm chất văn hóa, đạo đức của người lao động mới, công dân mới.

Sự thành công của mô hình trường Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình trong 33 năm đắp móng xây nền, tạo dựng cơ sở quan trọng cho việc khi nhà trường chuyển đổi trở thành trường phổ thông DTNT Hòa Bình vào năm 1991 được tiếp nối phát triển rực rỡ trong 27 năm qua. Nhà trường được đầu tư kinh phí xây dựng trường lớp, nhà nội trú, trang bị cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp trên quy mô diện tích trên 5 ha tại phường Tân Hòa, thị xã Hòa Bình (nay là TP Hòa Bình). Học sinh được cấp học bổng và các điều kiện sinh hoạt tốt nhất để đảm bảo cho việc ăn ở nội trú và học tập tại nhà trường.

Kế thừa, phát huy truyền thống của mái trường anh hùng Thanh niên lao động XHCN, lớp lớp thế hệ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường tiếp tục nêu cao ý thức trách nhiệm, phát huy sức mạnh đoàn kết, không ngừng sáng tạo, học hỏi để nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 1991 - 1992, nhà trường mới có 10% học sinh thi đỗ vào các trường CĐ, ĐH thì đến năm học 2017 - 2018 con số này đã là 97%. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm học 1991 - 1992 chiếm 3% và còn tới 34% học sinh học lực yếu thì đến năm học 2017 – 2018, toàn trường có đến 97% học sinh học lực khá giỏi, không có học sinh học lực yếu. Đặc biệt, năm học 1993 - 1994, nhà trường mới có 6 học sinh giỏi cấp tỉnh thì liên tục từ năm học 2012 - 2013 đến nay, trung bình mỗi năm nhà trường có trên 100 học sinh giỏi cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hiện nhà trường có 87 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì 16 đồng chí có trình độ thạc sĩ, 20 đồng chí là giáo viên cốt cán cấp tỉnh. Đảng bộ với 57 đảng viên luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhà trường chú trọng đến các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TD-TT. Từ năm 1997 đến nay, sau 5 lần tham gia Hội thi VH - TT các trường PT DTNT toàn quốc, nhà trường đã giành được 60 huy chương ở các bộ môn văn hóa và 34 huy chương nội dung văn nghệ, TD-TT. Tham gia Hội khỏe Phù Đổng của tỉnh, nhà trường có 6/7 lần tham gia, nằm trong "top 3” dẫn đầu toàn đoàn, trong đó 2 lần đạt giải nhất toàn đoàn. Đặc biệt, những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, nhà trường đặc biệt quan tâm đến việc trang bị, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khóa như: Câu lạc bộ 30 phút vàng, thi trình diễn trang phục dân tộc và hát các bài hát truyền thống của nhà trường, tìm kiếm tài năng học sinh PT DTNT THPT tỉnh...

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển, nhà trường đã nhận được sự quan tâm của vị lãnh tụ kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm trường và để lại di huấn bất diệt cho các thế hệ thầy và trò noi theo là "Fải: Học tập tốt. Lao động tốt, Cố gắng mãi, Tiến bộ mãi!". Nhà trường vinh dự được đón 3 đồng chí Tổng Bí thư BCH T.Ư Đảng và rất nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như lãnh đạo tỉnh về thăm, làm việc. Lời căn dặn, chỉ đạo của Bác, của các đồng chí lãnh đạo luôn là kim chỉ nam để tập thể nhà trường phấn đấu thực hiện.

 

NGƯT, Th.s Quách Thắng Cảnh

Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng trường PT DTNT THPT tỉnh

 

Các tin khác


Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục