(HBĐT) - Ngày 30/8, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Trường Đại học Lâm nghiệp.


Được thành lập từ năm 1964, đến nay, Trường Đại học Lâm nghiệp luôn là trường đầu ngành của cả nước về lâm nghiệp, đi đầu trong đổi mới mục tiêu, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy, phát triển ngành nghề. Đặc biệt, nhà trường luôn đặt nhiệm vụ tập hợp và phát huy tối đa tiềm lực trí tuệ của đội ngũ trí thức KHCN lên hàng đầu nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao KHCN, tư vấn chính sách, phổ biến kiến thức KHCN trong lĩnh vực nông – lâm nghiệp, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của ngành nông – lâm nghiệp.

Làm việc với tỉnh Hòa Bình, đoàn công tác của Trường Đại học Lâm nghiệp đã đề xuất cụ thể các nội dung mong muốn được thúc đẩy hợp tác với tỉnh thời gian tới, gồm: Đào tạo nguồn nhân lực (trình độ đại học và sau đại học, bồi dưỡng ngắn hạn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý ngành lâm nghiệp…); nghiên cứu khoa học (nghiên cứu các giải pháp, kỹ thuật phát triển rừng trồng; nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng gỗ rừng trồng gắn với xây dựng NTM; nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong theo dõi, giám sát tài nguyên rừng và đa dạng sinh học…); chuyển giao công nghệ (ứng dụng công nghệ cao trong khai thác, chế biến lâm sản; chuyển giao công nghệ sinh học, kỹ thuật tuyển chọn giống cây lâm nghiệp chất lượng cao; các giải pháp trong quy hoạch và thiết kế cảnh quan, lâm nghiệp đô thị…).


Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc.

Những nội dung này được đại diện các sở, ngành đánh giá là thiết thực, phù hợp với kế hoạch và nhu cầu của tỉnh trong lộ trình phát triển lâm nghiệp nói riêng, phát triển nông – lâm nghiệp nói chung. Trong đó, tỉnh quan tâm nhiều nhất đến các nội dung hợp tác nhằm phát triển cây dược liệu, bảo tồn nguồn gen, nâng cao hiệu quả chế biến lâm sản và các sản phẩm từ gỗ, tiếp cận các chuỗi giá trị cao trong lĩnh vực lâm nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trồng rừng gỗ lớn gắn với sinh kế...

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề cập đến một số vấn đề nổi bật trong tình hình phát triển nông – lâm nghiệp của tỉnh hiện na, định hướng những năm tiếp theo. Đồng chí khẳng định: Tỉnh đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy ngành nông – lâm nghiệp phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và bền vững. Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu là phát huy vai trò của KHCN, ứng dụng KHCN vào quy trình sản xuất, chế biến và nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm. Chính vì thế, đồng chí đánh giá cao những nội dung đề nghị hợp tác của Trường Đại học Lâm nghiệp trong buổi làm việc, cho rằng đó là những gợi ý xác đáng giúp tỉnh có thêm dữ kiện để sớm triển khai các hoạt động trọng tâm. Sau buổi làm việc này, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao cho các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể hóa những nội dung hợp tác phù hợp nhất để tham mưu trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.


T.T


Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục