(HBĐT) - Tháng 6/2020, chương trình giao lưu trải nghiệm sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit - Scratch lần thứ hai được Phòng GD&ĐT huyện Mai Châu tổ chức, thu hút 10/22 trường THCS, TH&THCS, PT DTBT TH&THCS tham gia.



Học sinh trường THCS Nà Phòn (Mai Châu) tham gia sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit. 

Từ đây đã có 11 sản phẩm sáng tạo khoa học được gửi về dự thi cấp tỉnh, 2 sản phẩm được chọn gửi lên cấp quốc gia, trong đó, sản phẩm "mũ cảnh báo tia UV” của nhóm học sinh (HS) trường TH&THCS Chiềng Châu giành được sự quan tâm của một hãng thời trang thể thao quốc tế danh tiếng. Dù chưa kể đến thành tích nói trên, thì với việc Mai Châu là địa phương đầu tiên trong khu vực trung du, miền núi phía Bắc tổ chức được hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học công nghệ trên nền tảng Micro:bit, cho thấy những khởi sắc trong lĩnh vực giáo dục ở huyện vùng cao còn nhiều khó khăn này.

Những năm gần đây, đến với Mai Châu đã thấy nhiều ngôi trường được đầu tư xây dựng khang trang, không chỉ từ lớp học, nhà công vụ, mà còn cả bếp ăn, nhà bán trú… Sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền khuyến khích học sinh vùng cao đến trường. Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Vũ Đức Hạnh cho biết: Song song với việc đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho các trường vùng trung tâm, Phòng đã chủ động tham mưu để các cấp ủy, chính quyền và ngành Giáo dục có sự quan tâm, đầu tư cho các trường vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn. Giai đoạn 2016 - 2020, các trường trên địa bàn đã được đầu tư 81 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa, hoàn thiện cơ sở vật chất, góp phần cải thiện điều kiện dạy và học, tăng tỷ lệ HS chuyên cần, nâng cao chất lượng giáo dục vùng khó khăn. Hiện, huyện có 23/50 trường học đạt chuẩn quốc gia, chiếm 46%.

Cũng trong nhiều năm qua, công tác nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được huyện đặc biệt quan tâm. Đến thời điểm hiện tại, toàn ngành có trên 1.200 cán bộ, giáo viên, trong đó, xấp xỉ 80% có trình độ đạt và vượt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019. Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường tiếp tục rà soát, triển khai cho giáo viên đăng ký tham gia đào tạo, phấn đấu đến năm 2025, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên. 

Cùng với nâng cao chất lượng đội ngũ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của huyện không ngừng tăng lên. Hàng năm, huyện huy động HS trong độ tuổi vào các cấp học đạt tỷ lệ cao; tỷ lệ HS hoàn thành chương trình tiểu học, tốt nghiệp THCS đạt 99% trở lên; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt trên 85%; kết quả hai mặt giáo dục của HS các cấp học đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; tỷ lệ HS đạt giải HS giỏi cấp huyện chiếm 66% trở lên so với tổng số HS dự thi…

Với sự quan tâm đầu tư của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhiệm kỳ qua, giáo dục huyện Mai Châu tiếp tục có nhiều khởi sắc. Đây là yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy KT-XH vùng cao phát triển nhanh, mạnh, cũng là tiền đề quan trọng để huyện phấn đấu đến năm 2025 có từ 60% số trường đạt chuẩn quốc gia trở lên; thu hút 90% trở lên HS hoàn thành chương trình THCS vào học THPT…


Minh Vũ

Các tin khác


Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Phát huy sự chủ động của nhà trường trong lựa chọn sách giáo khoa

Năm học tới, với học sinh các lớp 5, lớp 9 và lớp 12 sẽ là năm học đầu tiên thực hiện việc học sách giáo khoa mới theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, cùng với đó sẽ giao quyền tự quyết chọn sách giáo khoa cho các nhà trường.

Đổi mới để giáo dục mầm non phát triển toàn diện

Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách. Những năm qua, giáo dục mầm non đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm đầu tư phát triển nhưng vẫn chưa theo kịp yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục