Phần đông giáo viên Trung học cơ sở hạng I hiện nay đều cho rằng khi xây dựng Thông tư 03/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chú ý đến quyền lợi của họ.
Ngày 20/3/2021, khi các thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập được ban hành ngày 02/02/2021 có hiệu lực thi hành, nhiều giáo viên các cấp học phổ thông vẫn còn đang boăn khoăn về tính hiệu quả thực thi của nó.
Trên các diễn đàn, các tạp chí, nhiều nhà giáo, nhà khoa học đã lên tiếng phản ánh về những bất cập mà các thông tư mang lại, đặc biệt là thông tư 03/2021.
Mục đích của việc phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp học là nhằm để khẳng định vị trí, vai trò của nhà giáo trong các trường học.
Trong một cơ sở giáo dục phổ thông, chắc chắn sẽ có những giáo viên dạy giỏi, giáo viên dạy khá, giáo viên đạt yêu cầu…
Minh chứng thể hiện năng lực sư phạm của nhà giáo được biểu hiện rõ nhất là qua kết quả giảng dạy, giáo dục học sinh, qua những phong trào, cuộc thi mà giáo viên đó đã đạt được.
Nghề giáo là một nghề đặc biệt. Ở đó đối tượng lao động của nhà giáo là con người. Và sản phẩm của nhà giáo là những con người có tri thức, có phẩm chất, năng lực, sáng tạo và bản lĩnh.
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, trình độ của nhà giáo ngày càng không ngừng được nâng cao.
Không ai có thể phủ nhận được tính tất yếu về hiệu quả công việc của nhà giáo khi trình độ được nâng lên.
Tuy nhiên chắc chắn một điều là giáo viên ở trường phổ thông có bằng cấp chứng chỉ cao hơn chưa hẳn có khả năng dạy học, giáo dục hiệu quả.
Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên Trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có trình độ Thạc sĩ. (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Thông tư 03/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định giáo viên Trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) phải có trình độ thạc sĩ.
"Trường hợp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.10) do chưa đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) nên được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này sau khi đạt các tiêu chuẩn của hạng I (mã số V.07.04.30) thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I (mã số V.07.04.30) mà không phải thông qua kỳ thi hoặc xét thăng hạng” (khoản 3, điều 9).
Quy định này đã khiến nhiều giáo viên khá bức xúc.
Phần đông giáo viên Trung học cơ sở hạng I (có trình độ đại học) hiện nay đều cho rằng khi xây dựng thông tư 03/2021 Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa chú ý đến quyền lợi của lực lượng này.
Thầy Nguyễn Văn H. (Đà Nẵng) cho biết sau 15 năm công tác, năm 2018 thầy cùng nhiều đồng nghiệp đã hội đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp hạng I giáo viên Trung học cơ sở theo thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ và được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cử đi dự thi.
Vượt qua một kỳ thi vô cùng áp lực và nghiêm túc (gần 30% giáo viên tham dự không đạt), những giáo viên trúng tuyển trong kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng II lên hạng I đã được Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm.
Niềm vui chưa được bao lâu thì nay Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thông tư mới với tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao hơn, đã vô tình làm cho hàng trăm giáo viên phải rớt hạng.
Phần lớn giáo viên khi được hỏi có tiếp tục đi học thạc sĩ để được bổ nhiệm vào hạng I hay không? Câu trả lời là không.
Bởi lẽ ai cũng thấy rằng sự chênh lệch giữa bậc lương cuối cùng của giáo viên hạng II và hạng I chỉ là 0,4. Nhiều người cho đến lúc nghỉ hưu cũng chưa chạm bậc cuối cùng.
Do đó điều mà họ bức xúc không phải là chuyện lương tăng hay giảm mà là sự cào bằng trong đánh giá năng lực khi phần lớn giáo viên từ hạng II (mã số V.07.04.11) sẽ chuyển sang hạng II (mã số V.07.04.31), trong khi nhiều giáo viên hạng I (mã số V.07.04.10) vốn có nhiều thành tích trong công tác, được đồng nghiệp, các cấp giáo dục công nhận, là giáo viên cốt cán cấp huyện, cấp tỉnh thì bị rớt hạng.
Theo thống kê của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục thì hiện nay giáo viên hạng I chiếm tỉ lệ rất ít, khoảng 1.500 người bao gồm cả những người có trình độ thạc sĩ (cấp Trung học cơ sở có khoảng 0,5% so với tổng số giáo viên cấp Trung học cơ sở, cấp Trung học phổ thông có khoảng 0,16% so với tổng số giáo viên Trung học phổ thông).
Vì vậy có thể thấy rằng số giáo viên Trung học cơ sở hạng I lâu nay vốn đã ít, nay lại còn thấp hơn trước. Điều đó cho thấy kỳ thi thăng hạng của giáo viên Trung học cơ sở năm 2018 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức gây ra nhiều tốn kém, lãng phí.
Theo Báo Giáo dục
Theo quy định của Luật Giáo dục 2019, từ năm 2021, quyền chọn lựa sách giáo khoa sẽ giao cho lãnh đạo địa phương.
Từ năm 2021, Bộ GD&ĐT không cho phép cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tuyển sinh vào lớp 10 giáo dục thường xuyên (GDTX) hệ THPT. Quy định này khiến nhiều giáo viên mất việc, học sinh gặp khó.
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên quan việc thời gian vừa qua, một số cơ quan báo chí phản ánh về những vướng mắc, bất cập của quy định sử dụng chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và các chứng chỉ bồi dưỡng khác đối với viên chức, nhất là đối với giáo viên cơ sở đào tạo công lập trong việc thi thăng hạng, bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
(HBĐT) - Ngày 20/3, Đoàn Thanh niên Văn Phòng Tỉnh ủy phối hợp với Đoàn Thanh niên Ban Kinh tế Trung ương, Đoàn thanh niên Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam thăm, tặng quà cho thầy và trò trường TH&THCS DTNT Tân Dân, xã Tân Thành (Mai Châu).
(HBĐT) - Từ ngày 15 - 18/3, tại trường THPT Công Nghiệp (TP Hòa Bình), Sở GD&ĐT đã tổ chức hội thi "Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh bậc THPT năm học 2020 - 2021”. Tham dự hội thi có 50 giáo viên các môn học: Tiếng Anh, Sinh học, Tin học của 2 trường PT DTNT THCS&THPT và các trường THPT trong toàn tỉnh. Trong đó, 8 giáo viên dự thi môn Tiếng Anh, 23 giáo viên dự thi môn Sinh học, 19 giáo viên dự thi môn Tin học.
(HBĐT) - Chỉ còn khoảng 4 tháng nữa sẽ diễn ra Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Học sinh trên địa bàn tỉnh, trong đó có học sinh lớp 12 vừa nghỉ Tết Nguyên đán, vừa nghỉ phòng, chống dịch Covid-19 hơn 1 tháng, kiến thức bị rơi rụng, nền nếp học tập có sự xáo trộn, chưa đi vào quy củ… là khó khăn lớn nhất đặt ra đối với các nhà trường trong việc ôn tập cho học sinh chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2021. Thời gian không còn nhiều, các nhà trường đang khẩn trương tăng tốc công tác chuẩn bị, trọng tâm là ôn tập kiến thức cho học sinh lớp 12.