(HBĐT) - Trong những năm qua, tình trạng trẻ em bị đuối nước, tai nạn thương tích, xâm hại tình dục có xu hướng giảm về số vụ nhưng gia tăng về mức độ nghiêm trọng. Từ năm 2020 đến nay, có 306 trẻ bị tai nạn thương tích, 22 trẻ bị xâm hại tình dục, 6 trẻ vi phạm pháp luật. Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh, xuyên suốt năm học 2020 - 2021, các đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm, tăng cường hoạt động này với nhiều hình thức phù hợp, sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.


Các trường trên địa bàn TP Hoà Bình quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá.

Với đặc thù khu vực sinh sống của trẻ em xã Kim Bôi (Kim Bôi) có nhiều đồi núi, sông, suối, ao, hồ, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước và tai nạn thương tích ở trẻ. Vì thế, công tác tư vấn tâm lý và giáo dục KNS cho học sinh luôn được trường TH&THCS Kim Tiến quan tâm, nhất là đối với học sinh khối lớp 1 và khối THCS. Cô giáo Nguyễn Thị Bích, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trong năm học, Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm sát sao các em ở trên lớp học và giờ ra chơi. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như ngày hội mỹ thuật, ngày hội sách, ngày hội thiếu nhi vui khoẻ tiến bước lên Đoàn, tạo sân chơi bổ ích, giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội. Trường cũng phối hợp với câu lạc bộ Vovinam trong xã tổ chức dạy võ cho các em có nhu cầu. Bên cạnh đó, thư viện thân thiện nhà trường có nhiều đầu sách tâm lý phù hợp với lứa tuổi để học sinh có thể tìm đọc. Dịp cuối năm học vừa qua, 300 cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường được dự buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ đề: "Tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống tội phạm xâm hại tình dục trẻ em; phòng ngừa người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật" do Công an tỉnh phối hợp Công an huyện Kim Bôi và Công an xã tổ chức.

Năm 2020, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em được lồng ghép với việc theo dõi, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em, công tác này được thực hiện ở cả 3 cấp độ: Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp. Giảm thiểu số lượng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt; tạo cơ hội cho trẻ em phát triển toàn diện cả về thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức, đạo đức và xã hội. Sở LĐ-TB&XH phối hợp Công an tỉnh, Hội LHPN tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, KNS, kỹ năng tự bảo vệ trẻ em. Toàn tỉnh đã có 151 xã có mạng lưới cộng tác viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, xóm. Trong năm có 3 diễn đàn trẻ em các cấp được tổ chức, thu hút 400 lượt trẻ tham gia. Có 54.286 lượt người được truyền thông trực tiếp về lĩnh vực trẻ em dưới các hình thức...

Công tác giáo dục KNS được các cấp, ngành quan tâm triển khai tích cực, lồng ghép trong các buổi sinh hoạt ngoại khoá, sinh hoạt dưới cờ tại các nhà trường hoặc sinh hoạt hè tại các khu dân cư. Tại một số địa phương như: TP Hoà Bình, huyện Lạc Thuỷ, Kim Bôi... đã thành lập các câu lạc bộ: thể thao, mỹ thuật, toán, tiếng Việt… giúp trẻ thoả sức sáng tạo, thể hiện đam mê, hứng thú với học tập và các hoạt động xã hội.

Đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Theo kế hoạch, trong tháng 4 - 6/2021 tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ, tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, KNS, kỹ năng tự bảo vệ, phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực học đường cho trẻ em tại một số trường trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, hoạt động này tạm hoãn cho đến khi dịch ổn định trở lại. Hiện tại, công tác tuyên truyền trực tuyến vẫn được triển khai đến cơ sở để nâng cao kỹ năng cho trẻ, nhất là bước vào kỳ nghỉ hè năm 2021.


Khánh Linh


Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục