(HBĐT) - Thông tin bé trai 10 tuổi ở TP Hà Nội tử vong do sự cố trong quá trình học trực tuyến khiến không ít phụ huynh và học sinh lo lắng lẫn bàng hoàng, xót xa. Sự việc lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong việc quản lý và hướng dẫn con, em học trực tuyến tại nhà. Tại tỉnh, mặc dù học sinh đã được đến trường, tuy nhiên, các em vẫn thường xuyên sử dụng các thiết bị di động để tra cứu thông tin hoặc nhận bài tập từ giáo viên. Do vậy, việc giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ là việc làm vô cùng cần thiết.


Em Bùi Khánh Ngọc, học sinh trường THCS Hữu Nghị (TP Hoà Bình) sử dụng máy tính xách tay tra cứu thông tin phục vụ học tập. 

Ngày 10/9, em H.H.D, học sinh lớp 5, trường tiểu học Thái Thịnh, quận Đống Đa (TP Hà Nội) sử dụng máy tính xách tay (laptop) để học trực tuyến. Trong quá trình sử dụng, do máy tính gặp trục trặc nên em đã dùng dùng que ngoáy tai bằng sắt chọc vào một đầu dây nguồn của máy tính xách tay rồi cầm cắm vào ổ điện. Ngay lập tức, học sinh này bị điện giật. Thời điểm xảy ra sự việc, bố mẹ D. không có nhà. Sau khi phát hiện sự việc, D. nhanh chóng được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Sự việc xảy ra khiến nhiều phụ huynh giật mình bởi không ít người đang để con tự xoay sở trong suốt thời gian học trực tuyến, rất ít cha mẹ ngồi đồng hành cùng con, thay vào đó thường tranh thủ làm việc nhà hoặc công việc cá nhân. Chị Phạm Thị Tuyết, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình) cho biết: Trong thời gian nghỉ học ở nhà để phòng, chống dịch Covid-19, con gái tôi năm nay học lớp 6 cũng thường xuyên học trực tuyến. Cháu sử dụng máy tính của mẹ để kết nối với cô cùng các bạn. Thời gian này, mặc dù đã được đến trường nhưng cháu vẫn sử dụng laptop để tra cứu tài liệu học tập. Sau khi đọc được thông tin cháu bé 10 tuổi tử vong do bị điện giật ở Hà Nội, tôi nhắc nhở con cần cẩn trọng hơn, tuyệt đối không được vừa sử dụng thiết bị vừa cắm sạc để đảm bảo an toàn. 

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19  diễn biến khó lường nên việc học sinh phải nghỉ học tại trường, chuyển sang học tập trực tuyến diễn ra ở nhiều địa phương. Nhu cầu sử dụng điện thoại, laptop hay máy tính bảng ngày càng tăng cao cùng với thời gian học kéo dài, khiến các em phải vừa sạc điện vừa sử dụng, gây nguy cơ mất an toàn. Chính vì thế, để tránh những tai nạn đáng tiếc, phụ huynh cần kiểm tra kỹ thiết bị trước khi đưa cho con sử dụng, thường xuyên đồng hành để hỗ trợ con khi cần thiết. 

Đồng chí Đỗ Thị Loan, Phó trưởng Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới (Sở LĐ-TB&XH) cho biết: Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có 26 trường hợp trẻ bị tử vong do tai nạn thương tích, trong đó, 1 trẻ tử vong do điện giật. Để đảm bảo an toàn, phụ huynh cần nhắc nhở, lưu ý con về nguy cơ điện giật, dặn trẻ không được tiếp xúc gần với ổ điện, dây dẫn điện hay các vật dụng có thể dẫn điện. Ngoài ra, yêu cầu trẻ giữ khoảng cách với nguồn điện, khi có sự cố xảy ra cần nhờ sự trợ giúp của người lớn và tuyệt đối không tự ý sửa chữa. Đối với những em có tính hiếu kỳ, tò mò, phụ huynh nên kiểm tra, giám sát con thường xuyên trong quá trình học. 


Như vậy, tưởng chừng như học trực tuyến là phương pháp học an toàn nhất đối với trẻ trong mùa dịch, nhưng lại chứa đựng nhiều hiểm nguy. Các bậc phụ huynh hãy thường xuyên đề phòng những nguy cơ tai nạn thương tích ở trẻ, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cần thiết, đồng thời giám sát chặt chẽ trẻ để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra. Nhiều chuyên gia công nghệ cũng khuyến cáo, để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện thoại di động, cần hạn chế bật chế độ 3G/4G để tránh bức xạ lớn khi dùng. Ngoài ra, không nên chạy các chương trình nặng ở máy khi đang cắm sạc. Đối với laptop, cần sử dụng thêm các thiết bị phụ trợ để hỗ trợ tản nhiệt và loại bỏ dòng điện rò rỉ gây sốc, rút phích cắm sạc trước khi kết nối các phụ kiện.


Khánh Linh

Các tin khác


Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bảo đảm tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 an toàn, đúng quy chế

UBND tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 79/KH-UBND, ngày 10/4/2024 về việc tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 tại tỉnh Hòa Bình, nhằm tổ chức kỳ thi bảo đảm an toàn, đúng quy chế và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, bảo đảm nghiêm túc, trung thực, khách quan, công bằng và hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục