Giảng dạy trực tuyến nếu không tính toán dễ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục, nhất là đối với học sinh hoàn cảnh khó khăn.
Nhà trường ở Kon Tum phải mượn nhà rông để dạy cho những học sinh thiếu thiết bị học trực tuyến
ĐỨC NHẬT
Do vậy ngành giáo dục cần thiết kế nhiều nền tảng, kênh học trực tuyến để toàn bộ học sinh (HS) được học tốt nhất.
Khi giáo dục trực tuyến là cách lựa chọn duy nhất
Ngành giáo dục đã buộc phải xem giáo dục trực tuyến, giảng dạy trực tuyến như là phương cách tối ưu để cung cấp dịch vụ giáo dục đến cho người học trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Dù giáo dục trực tuyến không thể thay thế và không thể mang đến chất lượng tốt như giáo dục truyền thống vì nhiều lý do khác nhau, nhưng với tình thế này không còn cách nào khác. Điều quan trọng phải tổ chức dạy và học trực tuyến như thế nào cho hiệu quả và tạo công bằng trong việc tiếp cận nhất cho HS.
Một khảo sát ở Ý cho thấy có đến 75% giáo viên (GV) không biết cách dạy trực tuyến sao cho hiệu quả, họ chỉ đơn giản là bê nguyên xi cách giảng truyền thống tại lớp vào nền tảng trực tuyến. Đây là điều dễ hiểu vì các trường đào tạo sư phạm gần như không đào tạo các kỹ năng hay phương pháp sư phạm cho việc giảng dạy trực tuyến cho các GV.
Bởi vậy để nâng cao chất lượng dạy học cần có những tài liệu chia sẻ, lớp tập huấn nhanh cho GV chưa được trang bị các kỹ năng sư phạm này. Đây là việc rất quan trọng, bởi khả năng truyền đạt, cảm hứng dạy học của thầy cô quyết định rất lớn đến độ tập trung học của HS khi không "bị” giám sát trực tiếp.
Trong hoàn cảnh dịch bệnh hiện nay, học trực tuyến là lựa chọn bắt buộc NGỌC THẮNG
Cần nhiều kênh giảng dạy cho học sinh
Điều đáng lưu ý nhất của giảng dạy trực tuyến là dễ làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục đối với HS hoàn cảnh khó khăn. Để học trực tuyến cần phải có đầy đủ các trang thiết bị, mạng internet và không gian học phù hợp.
Việc sở hữu một thiết bị học trực tuyến đối với HS gia đình khó khăn không phải dễ. Ngay cả ở Mỹ, theo thống kê vẫn có hàng ngàn gia đình thu nhập thấp, gia đình ở nông thôn không tiếp cận được với mạng internet. Con số này ở nước ta chắc chắn sẽ cao hơn. Bởi vậy, không chỉ dạy trực tuyến, các trường cần phải có nhiều kênh giảng dạy để đảm bảo toàn bộ HS đều có thể tiếp cận.
Ngoài việc gửi các bài học về nhà, có thể tận dụng mở thêm kênh giáo dục hoặc tăng thời lượng phát sóng các kênh giáo dục trên truyền hình, phát thanh. Lịch học ở các kênh này phải được xây dựng theo hướng phát đi phát lại chương trình nhiều lần và công bố cụ thể cho HS. Cùng với đó là tạo các trang web về giáo dục, ghi hình sẵn đưa lên YouTube… để HS vào học. GV cần giới thiệu về các kênh, tài nguyên học liệu… cho HS biết.
Ngoài ra, khuyến khích các GV, nhất là GV về hưu, tạo các kênh giảng dạy, bổ trợ thêm cho HS có nhu cầu. Phần mềm dạy và học cũng cần sử dụng nền tảng đơn giản, dễ thao tác, phù hợp lứa tuổi HS.
Bên cạnh đó, trong giáo dục trực tuyến, các em HS phải học tại nhà nên trong bối cảnh này cha mẹ cũng phải trở thành thầy cô giáo của các em, nhất là đối với các em HS bậc tiểu học.
Theo Báo Thanh Niên
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh/thành phố ước khoảng 1,5 triệu học sinh.
Niềm vui của trẻ em trong độ tuổi đến trường là hàng ngày được tiếp xúc với bạn bè, thầy cô, được học tập và vui chơi thoải mái.
(HBĐT) - Với hành trình 30 năm xây dựng và phát triển, Agribank Hòa Bình luôn giữ vững vị thế là định chế tài chính hàng đầu phục vụ nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Trong khi học sinh các huyện, thành phố phấn khởi đến trường, chính thức bước vào năm học mới thì học sinh trên địa bàn huyện Lương Sơn phải ở nhà, áp dụng các hướng dẫn của thầy, cô để "tạm dừng đến trường nhưng không dừng việc học”. Đây là khởi đầu đặc biệt cho một năm học rất đặc biệt, bởi dự báo dịch Covid-19 sẽ dồn lên năm học 2021 - 2022 những áp lực rất khó lường nên tinh thần "vừa học vừa phòng, chống dịch” sẽ là tinh thần xuyên suốt năm học.
(HBĐT) - Sở GD&ĐT vừa ban hành Công văn số 2306/SGD&ĐT-CTTT, ngày 8/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2021 - 2022. Đây là nội dung quan trọng cần tăng cường để góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học mới của ngành GD&ĐT tỉnh, bám sát Chỉ thị số 800 của Bộ trưởng Bộ GD&DT về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng GD&ĐT.
(HBĐT) - Những năm qua, mô hình sân chơi từ rác thải tái chế đã được nhân rộng tại địa bàn dân cư. Tuy nhiên, đưa mô hình này vào trường học là ý tưởng khá mới mẻ. Mới đây, mô hình được hiện thực hóa bởi các thầy, cô giáo là đoàn viên chi đoàn trường tiểu học Sông Đà (TP Hòa Bình).