Quyền lợi của người tiêu dùng trong lĩnh vực giáo dục
Thứ năm, 16/9/2021 | 9:32:37 Sáng
(HBĐT) - Năm học 2021 - 2022 đã bắt đầu, thị trường sách giáo khoa (SGK), sách tham khảo cũng trở nên sôi động. Tình trạng sách lậu, sách giả trôi nổi trên thị trường là mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng, đặc biệt khi các địa phương trong tỉnh vẫn đang chịu tác động của dịch Covid-19.
Người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn mua sách cho con em tại Công ty CP sách và thiết bị trường học Hòa Bình.
Tại các cơ sở kinh doanh, siêu thị sách trên địa bàn tỉnh, các mặt hàng phục vụ cho năm học mới khá đa dạng về mẫu mã, chủng loại, giá cả, phù hợp với nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Chị Nguyễn Mai Phương, tổ 9, phường Quỳnh Lâm (TP Hòa Bình) cho biết: Năm học này là năm học đầu tiên trong bậc học của con trai tôi, vì thế việc lựa chọn sách, vở, đồ dùng học tập được tôi quan tâm hàng đầu. Tôi ưu tiên lựa chọn những loại vở tập viết, đồ dùng học tập được sản xuất tại Việt Nam với những thương hiệu quen thuộc, gần gũi, phù hợp với nhiều đối tượng học sinh như: Hồng Hà, Thiên Long… Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để được tư vấn khi mua online các sản phẩm bổ trợ cho việc học của con, hạn chế việc mua phải hàng trôi nổi, kém chất lượng.
Toàn tỉnh hiện có 28 cơ sở kinh doanh đồ dùng, thiết bị giáo dục và SGK. Trong năm học này, mặc dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa gặp khó khăn. Song các cơ sở cơ kinh doanh vẫn nỗ lực chủ động nguồn hàng, đảm bảo đáp ứng đủ số lượng, chất lượng các sản phẩm phục vụ học tập. Theo ghi nhận từ Công ty CP sách và thiết bị trường học Hòa Bình, SGK tái bản năm nay được bán theo giá niêm yết, không biến động nhiều so với năm trước. Tuy nhiên, giá SGK lớp 2 và lớp 6 theo chương trình mới lại tăng đáng kể, khoảng 45 - 50% so với năm trước. Nguyên nhân do khổ sách, số cuốn, số màu in các cuốn sách trong bộ sách mới đều cao hơn bộ sách cũ. Ngoài ra, giá các thiết bị, dụng cụ, đồ dùng học tập như giấy, vở viết… cũng tăng từ 15 - 20%. Để cùng đồng hành với các đơn vị giáo dục, trường học trong mùa dịch, một số cơ sở kinh doanh, siêu thị sách lớn sẵn sàng giao hàng, cung cấp sản phẩm, thiết bị giáo dục đến tận nơi khi các đơn vị có nhu cầu bổ sung thêm.
Nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, ổn định thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có văn bản yêu cầu Cục Quản lý thị trường (QLTT) các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng sách giáo dục trước thềm năm học mới. Theo đó, từ đầu tháng 8 đến nay, các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh SGK và đồ dùng học tập nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định đối với các cơ sở kinh doanh vi phạm.
Đồng chí Hoàng Đức Trường, Phó cục trưởng Cục QLTT tỉnh cho biết: Qua các đợt kiểm tra cho thấy, các cơ sở kinh doanh, siêu thị sách ở các địa phương đều chấp hành tốt quy định của pháp luật. Mặt hàng phục vụ học tập được bán đúng giá niêm yết, có đầy đủ chứng từ, hóa đơn hợp pháp. Lực lượng chức năng cũng không phát hiện cơ sở tự ý tăng giá sản phẩm để trục lợi bất chính trong tình hình dịch như hiện nay. Để ngăn ngừa sách lậu lọt vào trong trường học, các bậc phụ huynh, học sinh nên đăng ký mua SGK tại nhà trường; nếu có nhu cầu mua đồ dùng, dụng cụ học tập cần đến cơ sở uy tín để trực tiếp lựa chọn. Trong trường hợp mua bán qua mạng, cần tìm hiểu rõ nguồn gốc sản phẩm, đơn vị bán hàng để tránh "tiền mất tật mang”.
Trong tình hình dịch Covid-19 như hiện nay, hành vi vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng tinh vi, phức tạp, xảy ra ở nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục, người tiêu dùng cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình; tìm hiểu kỹ thông tin, nắm rõ các quy định của pháp luật để lựa chọn, mua sắm, sử dụng những sản phẩm, hàng hoá bảo đảm chất lượng để tránh bị thiệt hại về kinh tế.
(HBĐT) - Hôm nay ngày 15/9, các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Lương Sơn đồng loạt tổ chức đón học sinh tựu trường, chậm hơn nửa tháng so với thời gian tựu trường của học sinh toàn tỉnh. Sau một thời gian dài nghỉ hè và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ để tăng cường công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, học sinh huyện Lương Sơn được đến trường trong niềm hân hoan gắn liền với ý thức PCD rất cao.
(HBĐT) - Ngày 15/9, các đơn vị, trường học trên địa bàn huyện Lương Sơn đồng loạt tổ chức đón học sinh tựu trường, chậm hơn nửa tháng so với thời gian tựu trường của học sinh toàn tỉnh. Sau thời gian dài nghỉ hè và thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, để tăng cường công tác phòng, chống dịch (PCD) Covid-19, học sinh huyện Lương Sơn được đến trường trong điều kiện an toàn, các trường học đều thực hiện nghiêm túc các quy định về PCD Covid-19.
(HBĐT) - Thông tin bé trai 10 tuổi ở TP Hà Nội tử vong do sự cố trong quá trình học trực tuyến khiến không ít phụ huynh và học sinh lo lắng lẫn bàng hoàng, xót xa. Sự việc lại một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh trong việc quản lý và hướng dẫn con, em học trực tuyến tại nhà. Tại tỉnh, mặc dù học sinh đã được đến trường, tuy nhiên, các em vẫn thường xuyên sử dụng các thiết bị di động để tra cứu thông tin hoặc nhận bài tập từ giáo viên. Do vậy, việc giám sát chặt chẽ khi cho trẻ sử dụng các thiết bị công nghệ là việc làm vô cùng cần thiết.
Năm học mới, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư đánh giá học sinh THCS và THPT với nhiều điểm tiến bộ, nhân văn, phù hợp xu hướng nhưng xếp loại học tập chưa phù hợp với mục tiêu phân hóa, định hướng nghề nghiệp cấp THPT.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường phải quán triệt đến toàn thể giáo viên tham gia dạy trực tuyến, đặc biệt là đối với cấp tiểu học phải phối hợp cùng phụ huynh trao đổi thông tin, quan tâm hỗ trợ kịp thời việc học tập của học sinh tại nhà.